Nhiều người cho rằng việc uống nước lọc, nước trái cây hay nước ngọt trong bữa ăn là vô hại, nhưng điều này mang đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa.
Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam
Ông thường xuyên tham gia các tọa đàm lớn về dinh dưỡng,...
Trong các bữa ăn, rất nhiều người có thói quen uống nước kèm theo, đặc biệt là mùa hè cả người lớn và trẻ nhỏ thường uống nước lạnh hoặc trà đá, nhằm mục đích giải nhiệt và dễ nuốt hơn. Xét về mặt khoa học, liệu thói quen này có tốt cho sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa của chúng ta?
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải - nguyên GĐ Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, nếu xét về mặt khoa học và dinh dưỡng, việc uống nước (nước lọc) khi ăn cơm là không hợp lý, đây là thói quen nên hạn chế.
Bà Hải khẳng định, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, dường như tất cả các hoạt động cơ thể đều cần đến nước, tuy nhiên việc bổ sung không nên tùy tiện. Cụ thể, mọi người cần bổ sung nước cân đối vào các thời gian trong ngày, không uống quá nhiều nước cùng một lúc, không đợi khát mới uống nước, không uống nước ngay trong bữa ăn.
Việc uống nước lọc khi ăn cơm tưởng chừng là tốt nhưng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa. (Ảnh minh họa)
Theo lý giải của bác sĩ Hải, nên uống nước trước bữa ăn ít nhất 10 phút và uống sau bữa ăn ít nhất khoảng một giờ. Theo nguyên lý hoạt động, khi nước uống vào cơ thể, chỉ khoảng 5 phút là đã trôi khỏi dạ dày. Do vậy, nếu uống nước khi ăn thì dịch vị dạ dày sẽ bị hòa loãng và nhanh chóng đưa xuống ruột. Chính điều này sẽ làm cho việc tiêu hóa gặp khó khăn.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - chuyên gia về Công nghệ thực phẩm cũng phản đối việc vừa ăn cơm vừa uống nước. Nguyên nhân là, quá trình ăn cơm sẽ diễn ra hoạt động nhai và tiết nước bọt, điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc tiêu hóa thưc ăn. Tuy nhiên, cứ ăn một hoặc vài miếng, sau đó lại uống một ngụm nước có thể khiến cho nước bọt trong miệng trôi hết và quá trình tiết nước bọt diễn ra lại từ đầu.
Ngoài ra, việc vừa ăn vừa uống nước sẽ làm cho thức ăn chưa được nhai kỹ trôi thẳng xuống dạ dày, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu. “Không chỉ uống nước, mà việc nhiều người có thói quen ăn cơm chan cũng không nên thực hiện. Vì khi ăn cơm chan canh hoạt động nhai sẽ không tốt, thường nuốt thẳng thức ăn và gây khó khăn cho việc tiêu hóa”, ông Thịnh cho hay.
Ngay cả việc uống nước hoa quả, nước ngọt trong bữa ăn cũng không nên. (Ảnh minh họa)
Cả hai vị chuyên gia đều khẳng định, không chỉ nước lọc mà các loại nước như nước ngọt có ga, nước trà, thậm chí là nước ép hoa quả, nước đậu cũng không nên sử dụng cùng bữa ăn. Tốt nhất là sử dụng sau bữa ăn.
“Khi ăn cơm, mọi người nên tập trung tối đa vào việc dùng các thực phẩm có trong bữa ăn. Việc uống thêm một cốc nước trái cây, một cốc nước đậu nành hay nước gạo sẽ làm bụng nhanh đầy. Chính điều đó sẽ làm cho quá trình nạp thực phẩm vào không đầy đủ và cân đối các nhóm chất, từ đó dẫn đến thiếu chất. Đặc biệt là trẻ nhỏ, nếu cho trẻ uống một cốc nước ngọt trong bữa ăn, trẻ sẽ có cảm giác no và không muốn ăn, từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy”, PGS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.
Theo quan điểm của TS.BS Từ Ngữ - Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, loại nước duy nhất có thể sử dụng trong bữa ăn đó là nước canh. Theo đó, khi chế biến các món ăn từ rau xanh như nấu canh, luộc... nên sử dụng phần cái ngay trong bữa ăn. Về phần nước, chúng ta có thể uống ngay sau bữa ăn.
“Khi nấu canh hay luộc rau, mọi người cân đối lượng nước vừa đủ để làm chín rau và đủ để gia đình dùng. Việc uống nước canh sau bữa ăn khác so với việc uống nước lọc, vì nước canh có nhiều vitamin và khoáng chất bị hòa tan trong quá trình nấu, do vậy việc sử dụng nước canh chính là cách tận dụng để bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất vào cơ thể”, TS Từ Ngữ phân tích.
Tin liên quan
Thói quen ăn uống của mỗi cá nhân, gia đình phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ văn hóa đến sở thích, điều kiện kinh tế hoặc thậm chí là tình...
Rau cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt có những loại rau vô cùng giàu protein, tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, với những...
Có người đặt câu hỏi: "Nếu chỉ ăn rau mà không ăn cơm, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một năm, nó có hại cho sức khỏe không?". Bài viết...
Trẻ ăn cơm chan, ăn cơm riêng thức ăn riêng liệu có bị ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa? Ths.BS chuyên khoa Nhi Dương Thị Thủy - Bệnh...
Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe
Khi tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc đi chơi vào mùa lễ hội, đặc biệt là check-in Giáng sinh trong những khu vực đông người, nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm là rất cao.