Nếu bạn thấy đùi to, bụng to... đột ngột thì đây có thể là dấu hiệu của những bệnh ung thư nghiêm trọng.
Nếu một ngày nào đó, bạn phát hiện một trong 4 bộ phận sau đây của cơ thể to ra thì hãy cảnh giác, thể chất của bạn thực sự không ổn chút nào. 4 dấu hiệu bạn cần đặc biệt lưu tâm là:
Các ngón tay trở nên to hơn
Bỗng nhiên bạn thấy ngón tay sưng nhẹ, bì lên to hơn bình thường, thậm chí trở nên thô kệch như "dùi trống" thì nên hết sức cẩn thận. Y học gọi hiện tượng này là "ngón tay dùi trống".
Thay đổi ở ngón tay có thể là biểu hiện bệnh. (Ảnh minh họa)
Ông Nhậm Tân Linh - Giám đốc Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Đại học Thâm Quyến (Trung Quốc) cho biết điều này liên quan mật thiết đến các vấn đề về phổi, sau đó có thể là tim mạch.
Trong số đó, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh đường hô hấp khoảng 75 - 80%. Bệnh nhân nhập viện với biểu hiện ban đầu là ho, mệt, ngón tay dùi trống, sau đó bị phát hiện ung thư phổi, bệnh bụi phổi, đặc biệt hay gặp ở người trung niên, cao tuổi hoặc hút thuốc lá lâu năm.
Ngoài ra, tỷ lệ bệnh nhân ngón tay dùi trống bị phát hiện mắc tim mạch chiếm khoảng 10-15%. Người bệnh có thể bị phình động mạch chủ, rối loại nhịp tim... gây nên thiếu oxy ở các đầu chi.
Một số người bị xơ gan, ung thư trực tràng, ung thư thực quản và các bệnh về hệ tiêu hóa khác cũng có thể bị tình trạng ngón tay dùi trống.
Chân to hơn
Chân chứa rất nhiều mạch máu và dây thần kinh. Khi tế bào ung thư tràn lan trong cơ thể, mạch máu và dây thần kinh ở chân sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến hiện tượng chân phình to.
Một số bệnh nhân ung thư nhập viện trong tình trạng lâm sàng ban đầu là sưng phù chân, khó chịu ở chân. Sau khi khám, bác sĩ thấy các mạch máu ở chân bị tắc nghẽn. Kiểm tra chuyên sâu, bệnh nhân có thể mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư tuyến tụy hoặc bị các khối u phụ khoa...
Các chuyên gia y tế cảnh báo, các vấn đề về tim, gan hay thận cũng có thể gây ra phù chân.
Chân to có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Bụng ngày một to
Phụ nữ tiền mãn kinh rất dễ bị ung thư buồng trứng. Khi tổn thương phát triển đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến tình trạng các cơ quan bị chèn ép bất thường, gây chướng và làm vòng bụng ngày càng to ra.
Do đó, khi thấy bụng dưới to ra kèm theo các dấu hiệu đau âm ỉ, ra dịch lạ, bạn nên đi kiểm tra bác sĩ.
Cổ to ra
Nếu cổ bạn ngày một to, có thể bạn mắc các chứng bệnh như cường giáp, suy giáp, ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp... Khi phát hiện cổ to bất thường, cần đi khám tại các cơ sở y tế để xác định rõ nguyên nhân.
Bên cạnh đó, nếu những bộ phận sau đây bỗng nhỏ đi bất thường thì bạn cũng không thể bỏ qua, đó là:
Phân nhỏ đi
Khối u trong ruột hình thành có thể khiến ruột hẹp lại, phân vì thế cũng bị thu nhỏ kích thước. Do đó, nếu bạn thấy bỗng nhiên phân nhỏ đi, loãng, chảy dạng như giun đất, trên khuôn phân có rãnh hay chịu cảm giác đau, khó chịu khi đi đại tiện, nên đi kiểm tra ngay.
Cơ thể gầy đi
Ông Tôn Kiến Hải, giám đốc Khoa Ung bướu của Bệnh viện Trung Sơn, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) nhấn mạnh, việc giảm cân mạnh trong thời gian ngắn có khả năng là tín hiệu đầu tiên của những bệnh nghiêm trọng. Lý do vì khi đó, tế bào ung thư sẽ liên tục cạnh tranh với các tế bào bình thường để chiếm chất dinh dưỡng trong cơ thể, khiến cơ thể không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, gây ra tình trạng sụt cân đáng kể.
Nếu bạn giảm 10% trọng lượng cơ thể trong thời gian ngắn (ví dụ vài tuần) mà không cố tình giảm cân, tốt nhất là nên đi khám.
Cơ thể gầy đi cũng là một dấu hiệu đáng báo động. (Ảnh minh họa)
Làm thế nào để giảm hiện tượng tăng, giảm kích thước các bộ phận của cơ thể?
Theo các chuyên gia về sức khỏe, để tránh cho cơ thể khỏi mọi nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực, bạn không nên dùng thuốc, hạn chế uống rượu và sử dụng các loại thịt đã qua chế biến. Nên sinh hoạt đúng giờ, tránh tiếp xúc với bức xạ, điều chỉnh cảm xúc và sống tích cực.