Nhiều mẹ khoe mẹo đơn giản để có bát canh ngọt nước, xanh rau, tại tận dụng được những bộ phận bỏ đi của con tôm là xay đầu tôm rồi lọc nước nấu. Liệu loại canh này có tốt cho sức khỏe?
Nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thời gian gần đây, một số diễn đàn trên mạng xã hội nổ ra tranh cãi về việc đầu tôm nên ăn hay vứt bỏ. Theo đó, nhiều người cho rằng đầu tôm chứa nhiều canxi, thậm chí tận dụng đầu tôm không chỉ tiết kiệm mà khi ăn còn tốt cho trí não. Cách sử dụng được không ít bà nội trợ thực hiện là lấy phần đầu tôm xay nhuyễn rồi lọc nước nấu canh cho ngọt nước (giống như nấu canh cua).
Tuy nhiên, không ít người lại cho rằng phần đầu tôm không có thịt, vì thế không cung cấp được chất dinh dưỡng gì. Đặc biệt, nếu ăn trực tiếp, nhất là với trẻ nhỏ thì nguy cơ bị hóc hoặc ảnh hưởng niêm mạc miệng là rất lớn.
Trước những thông tin trên, ThS.BS Trương Nhật Khuê Tường - Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, tôm là thực phẩm phổ biến và giàu dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ngon nhưng không phải bộ phận nào của tôm cũng nên ăn. Bác sĩ Tường cho rằng, hiện có rất nhiều người nghĩ ăn tôm là phải dùng cả đầu, cả vỏ mới tốt vì sẽ hấp thu được nhiều canxi. Tuy nhiên, đây là một sai lầm bởi chính phần đầu và vỏ tôm là bộ phần cần phải bỏ khi ăn.
Đầu tôm chứa nhiều tạp chất, không hề giàu dinh dưỡng, vì thế không nên sử dụng. (Ảnh minh họa)
“Nhiều người cho rằng, đầu tôm không chỉ có nhiều canxi mà còn giúp sáng mắt, bổ não… vì thế khi sơ chế tôm họ thường có thói quen giã nát đầu tôm để nấu canh. Tuy nhiên đầu tôm là phần không nên ăn, nhất là với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ bởi bộ phận này có thể chứa nhiều ký sinh trùng, kim loại nặng và các chất của đường tiêu hóa từ tôm, ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe”, bác sĩ Khuê Tường cho hay.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia công nghệ thực phẩm cũng phản bác thông tin đầu tôm chứa nhiều canxi, ăn tốt cho sức khỏe. Ông Thịnh cho rằng, bộ phận duy nhất ăn được của con tôm là phần thịt, các bộ phận khác cần phải bỏ hết khi sơ chế, không nên tiếc rẻ, nhất là đầu tôm.
Theo lý giải của PGS Thịnh, đầu tôm ngoài vai trò là cơ quan thần kinh, nó còn là cơ quan tiêu hóa của con tôm, do vậy mới có câu nói “họ nhà tôm cứt lộn lên đầu”.
Trong đầu tôm có chứa bộ máy tiêu hóa của tôm, do vậy sử dụng dễ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
“Thức ăn của tôm là tảo, vi sinh vật và cả xác động vật thối rữa. Khi tôm ăn vào, các tạp chất này đều tích tụ ở phần đầu vì hệ bài tiết của nó đặt ở đó. Vì vậy, đầu tôm chứa rất nhiều tạp chất thậm chí có cả kim loại nặng. Chính vì lý do đó, nếu chúng ta ăn đầu tôm có thể không gây hại cấp tính, nhưng tích tụ dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe”, ông Thịnh cảnh báo.
Vị chuyên gia này cũng dẫn chứng một nghiên cứu về hàm lượng kim loại nặng trong đầu tôm. Kết quả, các nhà khoa học đã xác định hàm lượng cadmium trong đầu tôm đạt 0,3mg/kg, cao hơn gấp 10 lần so với hàm lượng cadmium của thịt tôm. Mặc dù nó không gây ngộ độc nhưng theo quy định, hàm lượng này không được vượt quá 0.5 mg/kg.
PGS Thịnh cho rằng, chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn mắt tôm giúp cải thiện thị lực.
Với lời đồn đại về việc ăn mắt tôm sẽ có nhiều dưỡng chất tốt cho mắt, cải thiện thị lực, PGS Thịnh cho rằng đó là điều hoang đường và chưa có nghiên cứu nào chứng minh được điều đó.
Cuối cùng, để đảm bảo an toàn khi ăn tôm, PGS Thịnh khuyến cáo mọi người không nên ăn đầu, vỏ tôm và sơ chế cần bỏ đường chỉ đen trên lưng tôm vì đó là đường đi của chất thải. Ngoài ra, khi lựa chọn, nên mua tôm còn sống, bởi tôm chết rất nhanh bị ươn, bốc mùi và có thể gây hại cho sức khỏe.
Tin liên quan
Nộm tôm nấm kim châm vừa thơm ngon lại giòn giòn, tươi mát, có chua chua cay cay ngọt ngọt đảm bảo ăn vào mùa hè ai cũng thích.
Do môi trường sống gần nguồn nước bẩn hoặc bùn đất mà nhiều loại rau củ dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Khi không được chế biến, bảo quản đúng...
Có không ít những lời đồn về việc ăn tôm, ví dụ như ăn tôm sau đó ăn thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt,... ) sinh độc tố hay đầu tôm có...
Cá, tôm, cua, ốc là những thực phẩm nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ con người. Thế nhưng, khi ăn cá cần chú ý loại bỏ những bộ phận này...
Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm
Cà tím có thể gây dị ứng. Dị ứng cà tím rất hiếm nhưng vẫn xảy ra với các dấu hiệu phát ban, sưng tấy và khó thở... Nếu không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ đe dọa tính mạng.