Lá khế có tác dụng gì? Những cách sử dụng lá khế để trị mẩn ngứa

H.M - Ngày 08/05/2021 17:15 PM (GMT+7)

Khế là một loại quả dân dã mà người Việt yêu thích và sử dụng nhiều trong đời sống. Tuy nhiên ít người biết lá khế cũng là một vị thuốc rất tốt. Vậy lá khế có tác dụng gì và cách sử dụng ra sao?

Tổng quan về cây khế

Khế là một trong những loại trái cây được nhiều người ưa thích vì giàu chất dinh dưỡng. Nó là loại quả giòn, ngon ngọt với vị ngọt và chua, có hai loại, một loại nhỏ có vị chua và một loại lớn ngọt hơn. Nó có tên khoa học là Averrhoa carambola và là loài cây bản địa ở các nước nhiệt đới Đông Nam - Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Philippines và cũng được trồng thương mại ở Ấn Độ.

Khế có tên khoa học là Averrhoa carambola, là một loại cây nhỏ hoặc cây bụi nhiệt đới, thường xanh. Nó cao tới 5-12 m khi trưởng thành hoàn toàn. Hoa của nó có màu đỏ tím, nhỏ và hình chuông. Cây được biết đến với quả ăn được và dùng làm thuốc. Quả hình ngôi sao màu vàng cam có thể ăn sống hoặc ngâm chua, làm thạch, nước ép, mứt. 

Tuy nhiên, nó chứa axit oxalic có thể gây độc nếu tiêu thụ nhiều. Nó cũng chứa caramboxin, một chất độc thần kinh thường có tác dụng gây say đối với bệnh nhân lọc máu và tăng urê huyết. Hoa cũng có thể được ăn sống và thường được thêm vào món salad. Lá khế cũng có thể ăn được, ăn sống hoặc nấu chín. 

Lá khế có tác dụng gì? Những cách sử dụng lá khế để trị mẩn ngứa - 1

Tác dụng của cây khế nói chung và lá khế nói riêng cũng đã được khoa học chứng minh

Về mặt y học, quả có tác dụng nhuận tràng và được sử dụng trong y học cổ truyền để chống sốt, rối loạn da, huyết áp cao và bệnh tiểu đường. Mặt khác, lá khế thường được sử dụng làm thuốc chữa bệnh thấp khớp; hoa chống ho, và hạt chống hen suyễn, đau bụng và vàng da.

Lá khế có tác dụng gì?

1. Lá khế có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa

Sự phong phú của chất xơ tự nhiên trong lá khế có chức năng làm dịu các triệu chứng táo bón, giảm chướng bụng, đầy hơi, chuột rút và tiêu chảy. Ngoài ra, lá khế giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách hợp lý và làm tăng sinh khả dụng của các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bằng chứng cho thấy nước sắc từ lá khế được dùng để điều trị chứng viêm, bằng cách thải các chất độc và vi khuẩn gây viêm ruột ra ngoài. Lá khế và quả khế chín được dùng như một phương thuốc tự nhiên thân thiện với đường ruột, giúp hạn chế các vấn đề về tiêu hóa.

2. Lá khế có tác dụng điều hòa huyết áp

Bằng chứng cho thấy chất chiết xuất từ lá khế ức chế sự co lại của mạch máu, cải thiện lưu thông máu khắp cơ thể và ngăn chặn sự gia tăng huyết áp. Điều này cực kỳ có lợi trong việc duy trì phạm vi huyết áp bình thường và ngăn chặn bất kỳ sự dao động nào của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Các hợp chất thực vật như flavonoid, chất phytochemical và saponin có trong lá khế cũng có tác dụng hạ huyết áp.

3. Lá khế có tác dụng giảm mẩn ngứa, nổi mề đay

Theo một số nghiên cứu khoa học, trong lá khế có chứa khá nhiều dưỡng chất có lợi cho con người như sắt, kẽm, photpho, magie, vitamin C và các chất chống oxy hóa. 

Trong thành phần của lá khế có chứa rất nhiều chất kháng khuẩn, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây dị ứng, ngứa da. Ngoài ra, sử dụng lá khế ngọt còn giúp làm mát cơ thể, thanh nhiệt, nhuận tràng.

Trong Đông y, lá khế có vị chua, chát, tính lành, mang lại tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Với đặc tính này, bởi vậy lá khế được dùng rất nhiều trong việc điều trị các chứng như dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay rất hiệu quả.

Cách sử dụng lá khế

Cách sử dụng lá khế khác nhau tùy theo mục đích sử dụng của mỗi người. Lá khế tươi có thể ăn luôn hoặc đem đun nước uống như trà. Ngoài ra lá khế còn có thể đun nước để tắm trị bệnh ngoài da.

Lá khế có tác dụng gì? Những cách sử dụng lá khế để trị mẩn ngứa - 2

Lá khế là một bài thuốc trị mẩn ngứa, mề đay nổi tiếng

Cách nấu lá khế để trị ngứa

Một số cách dùng lá khế để trị mẩn ngứa, nổi mề đay như sau:

- Tắm nước lá khế

Dùng 200g lá khế tươi chua rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi đã có sẵn 2 lít nước cùng một chút muối, sau đó đun sôi.

Khi nước lá khế sôi, để nguội một lúc rồi pha với nước lạnh cho ấm và tắm như bình thường. Sau khi tắm nước lá khế, nên tắm lại bằng nước sạch.

Lưu ý: Không dùng cách chữa này trên những vùng da có dấu hiệu viêm nhiễm, vết thương hở để tránh nhiễm trùng.

- Sử dụng lá khế sao vàng

Bạn chuẩn bị 1 nắm lá khế, rửa sạch, để ráo.

Cho lượng lá khế này sao vàng trên chảo nóng cho đến khi lá khế quắt lại.

Cho hỗn hợp này ra một tấm vải sạch, rồi chà xát lên vùng da bị mẩn ngứa, nổi mề đay.

Kiên trì thực hiện mỗi ngày để triệu chứng bệnh được cải thiện nhanh chóng.

- Xông hơi nước lá khế

Sử dụng 1 nắm lá khế, rửa sạch rồi cho vào nồi nước để nấu sôi.

Nấu lá khế khoảng 3-5 phút thì tắt bếp.

Bắc nồi ra nơi an toàn rồi lấy ghế ngồi cạnh, sau đó trùm 1 chiếc khăn to phủ kín người và nồi nước lá khế.

Xông cho đến khi nước nguội hoàn toàn thì có thể sử dụng nước đó để tắm giúp điều trị bệnh rất tốt.

- Sử dụng lá khế và muối hạt

Lá khế rửa sạch, để ráo.

Cho lá khế vào cối giã nát cùng với muối hạt.

Sau đó vệ sinh thật sạch vùng da bị nổi mẩn ngứa, mề đay, sau đó đắp lá khế vừa giã nhuyễn lên và xoa bóp nhẹ nhàng.

Bạn có thể cố định lá khế bằng băng gạc trong khoảng 20 phút rồi tắm lại với nước ấm.

Kiên trì thực hiện bài thuốc này thường xuyên sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm mề đay, mẩn ngứa.

- Uống nước lá khế chua

Lá khế đem rửa sạch, để ráo nước.

Cho lá khế vào chảo và sao vàng đến khi héo lại, đổ ra bát, chờ nguội rồi bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần như trà khô.

Mỗi lần lấy một ít lá khế sao vàng hãm với nước sôi và uống như trà.

Nguồn tham khảo:

Carambola/Star Fruit: 5 Health Reasons Why You Should Include It In Your Daily Diet - đăng tải trên trang tin Net Med. Xuất bản ngày 11/9/2019.

Lá dứa có tác dụng gì? Uống nước lá dứa có giảm cân không?
Nhờ vị thơm của mình, lá dứa được sử dụng trong rất nhiều món ăn. Tuy nhiên không chỉ có hương vị thơm mát mà lá dứa còn mang lại rất nhiều tác dụng...
H.M
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe