Loại gan nhỏ xíu chỉ bằng một góc gan lợn, gan bò nhưng lại là “vua” vitamin A

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 13/01/2022 13:20 PM (GMT+7)

Không phải loại gan nhỏ là có giá trị dinh dưỡng thấp, ngược lại chỉ số dinh dưỡng còn vượt trội hơn những loại gan động vật to lớn.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm

Chức vụ: Nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Lâu nay nhiều người thường có định kiến với các loại gan động vật, đa số đều cho rằng ăn gan là nạp “chất độc” vào cơ thể bởi lo ngại gan là cơ quan lọc và phân giải các chất độc hại, nếu không phân hủy hết sẽ còn tích tụ lại và ăn vào sẽ gây độc. Tuy nhiên, dưới góc nhìn khoa học và dinh dưỡng, sự thật không phải vậy.

Ăn gan tốt nhưng đừng lạm dụng

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nếu sử dụng đúng cách, hợp lý gan động vật sẽ rất tốt cho cơ thể, vì gan là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng.

PGS Lâm cho biết ngay bản thân bà và các thành viên trong gia đình vẫn sử dụng gan động vật. Tuy nhiên, lượng dùng hạn chế chỉ khoảng 50-70gram/lần dùng (trẻ em chỉ nên dùng dưới 50gram/lần) và không sử dụng thường xuyên. Loại gan gia đình PGS Lâm hay sử dụng là gan gà.

Các loại gan động vật đều có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho cơ thể nếu sử dụng hợp lý. Ảnh minh họa.

Các loại gan động vật đều có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho cơ thể nếu sử dụng hợp lý. Ảnh minh họa.

Về mặt dinh dưỡng, PGS Lâm cho biết gan động vật nói chung có chứa nhiều sắt và vitamin A. Tuy nhiên, nhược điểm của bộ phận nội tạng này là chứa nhiều chất béo, hàm lượng cholesterol cao. Do vậy, những người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, người cao tuổi, tăng huyết áp, mắc bệnh gút hay bệnh thận… không nên dùng gan.

Đừng nghĩ gan to là nhiều dinh dưỡng và ăn gan không bổ gan

Có không ít người hiện vẫn còn quan niệm “ăn gì bổ nấy”, tuy nhiên với việc ăn gan động vật sẽ không bổ cho gan. Trong gan chứa nhiều sắt nên bổ sung gan đúng cách, ăn điều độ và hợp lý sẽ tốt cho người bị thiếu máu. 

Ngoài ra, trong gan chứa nhiều vitamin A, đây là nhóm các chất hòa tan trong chất béo quan trọng cho cơ thể, tốt cho thị lực, tăng sức đề kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch và quá trình phân chia tế bào… nhất là ở trẻ em. Vitamin A còn giúp chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào, chống lại các gốc tự do góp phần gây nên bệnh tim mạch, ung thư và một số bệnh khác.

Gan gà tuy nhỏ nhưng có hàm lượng vitamin A rất cao. Ảnh minh họa.

Gan gà tuy nhỏ nhưng có hàm lượng vitamin A rất cao. Ảnh minh họa.

Đáng chú ý, trong các loại gan động vật hay được sử dụng, PGS Lâm cho rằng không phải loại gan to là có giá trị dinh dưỡng lớn. Ví dụ như gan bò, gan lợn tuy lớn nhưng tính hàm lượng trong 100gram có chỉ số dinh dưỡng không bằng gan gà. Cụ thể:

Trong 100g gan gà chứa: 18,2g đạm; 3,4g chất béo; 440mg cholesterol; 6960mcg vitamin A; 8,2g sắt

Trong 100g gan bò chứa: 17,4g đạm; 3,1g chất béo; 5000 mcg vitamin A; 9,0g sắt.

Trong 100g gan lợn chứa: 18,8g chất đạm; 3,6g chất béo; 300mg cholesterol; 6000mcg vitam A; 12,0g sắt.

“Như vậy có thể thấy, hàm lượng vitamin A trong gan gà là cao nhất. Hàm lượng đạm và sắt của gan gà cũng không thua kém gan bò, gan lợn là bao”, PGS Lâm cho hay.

Cẩn trọng khi chọn gan động vật

PGS Lâm cho biết để đảm bảo nguồn gan an toàn khi sử dụng, tốt nhất lựa chọn các loại gan biết nguồn gốc, vật nuôi theo phương pháp hữu cơ, không nuôi tăng trọng và con vật còn khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc lựa chọn này quả thực không dễ dàng.

Chọn mua gan cần phải hết sức lưu ý màu sắc ngoài bề mặt. Ảnh minh họa.

Chọn mua gan cần phải hết sức lưu ý màu sắc ngoài bề mặt. Ảnh minh họa.

Khi mua ngoài chợ, nên chọn gan còn tươi, bề mặt có độ đàn hồi, màu hồng đều. Không mua gan có màu tím sẫm, có mùi lạ (hôi). Khi mua gan về nên cắt lát mỏng rửa sạch bằng nước lạnh rồi lấy giấy ăn thấm khô hết máu ứ trong gan, như vậy các chất độc có trong máu của gan đã bị loại bỏ.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia về Công nghệ thực phẩm cho biết tốt nhất khi không biết nguồn gốc thì  không nên chọn mua gan ngoài chợ. Trường hợp bắt buộc mua thì chọn miếng gan tươi hồng, không có lỗ chỗ, màu sắc biến dạng trên bề mặt gan. Khi nấu cũng cần nấu chín nhưng không kỹ quá vì sẽ khô, còn nấu tái nguy cơ nhiễm sán lá gan cao.

4 sai lầm của cha mẹ khiến con ăn bao nhiêu vẫn thấp còi, thậm chí còn hại nội tạng
Là cha mẹ, ai cũng mong con mình có chiều cao tốt nhất. Nhưng nhiều người vẫn có những quan niệm sai lầm trong quá trình chăm sóc dẫn đến hậu quả...

Các bệnh khác

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm