Loại quả này không chỉ giúp giảm cân mà còn có nhiều tác dụng tích cực khác cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều và không đúng cách có thể gặp một số tác dụng phụ.
Măng cụt là loại trái cây nhiệt đới với vỏ cứng màu đen, bên trong thịt màu trắng và có hạt. Với hương vị ngọt thanh, măng cụt là một trong những trái cây được yêu thích ở rất nhiều quốc gia.
Măng cụt thường được ăn như một loại trái cây tráng miệng hoặc ép lấy nước. Ngày nay, nước ép măng cụt đang trở thành thức uống bổ dưỡng phổ biến. Một số nhà sản xuất tuyên bố rằng nước ép măng cụt có thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, ngừa ung thư và nhiều tác dụng khác.
Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của quả măng cụt đối với sức khỏe con người
1. Hỗ trợ giảm cân
Măng cụt chứa nhiều dưỡng chất, khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe và cơ thể, trong đó nổi bật là thành phần xanthones. Đây được xem là "khắc tinh" của mỡ thừa thuộc nhóm chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật (polyphenol).
Xanthones có nhiều trong măng cụt, đặc biệt là phần vỏ vừa làm giảm mỡ thừa vừa có công dụng khác về sức khỏe như giảm đau, kháng khuẩn, làm chậm quá trình lão hóa… giúp giảm cân mà khiến da trở nên chảy xệ. Chính vì vậy, không chỉ phần thịt mà vỏ măng cụt giảm cân cũng rất hiệu quả.
2. Bổ sung chất dinh dưỡng
Măng cụt là một loại trái cây giàu cacbohydrat, protein và lipit, có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể rất tốt, giúp giải tỏa mệt mỏi, nâng cao khả năng miễn dịch. Đây là loại quả phù hợp cho người gầy yếu, người thiếu chất dinh dưỡng.
3. Giải nhiệt và làm dịu cơn khát
Măng cụt chứa một số chất đặc biệt, có thể giải nhiệt và làm dịu cơn khát. Ăn măng cụt thường xuyên cũng có tác dụng nhất định đối với những cơn ho do cảm lạnh.
4. Chống lão hóa
Xanthones và catechin cùng 3 loại vitamin có trong măng cụt đều là những thành phần cực tốt cho làn da và chống lão hóa hiệu quả.
Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa đa dạng trong măng cụt cũng có khả năng hạn chế các tế bào bị gây hại, đồng thời phục hồi lại các tế bào da bị tổn thương nên giảm thiểu tình trạng lão hóa da và mang lại cho bạn làn da trẻ trung đầy sức sống.
5. Ngăn ngừa ung thư
Phần vỏ quả măng cụt chứa xanthone với tác dụng phòng ngừa ung thư, kháng viêm và kháng khuẩn. Xanthone có trong quả măng cụt có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do phát triển thành ung thư. Để mang lại hiệu quả cao hơn, măng cụt thường được sử dụng riêng hoặc cùng với các loại thuốc chống ung thư khác.
Những thận trọng khi ăn măng cụt
Sử dụng măng cụt với lượng vừa đủ: Rất nhiều người vì thích ăn măng cụt mà thường xuyên sử dụng loại trái cây này hàng ngày. Điều đó hoàn toàn không tốt cho cơ quan tiêu hóa vì măng cụt có vị chua cùng hàm lượng chất xơ cao. Tốt nhất chỉ nên sử dụng măng cụt khoảng 2 đến 3 lần một tuần. Mỗi lần không nên ăn quá 1kg để đảm bảo sức khỏe.
Ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số dị ứng nhẹ như nổi mề đay, da mẩn đỏ, sưng, ngứa và phát ban ở những người nhạy cảm. Thậm chí, nó còn dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sưng miệng, môi, họng hoặc tức ngực.
Măng cụt không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, bệnh thận,… bởi nó chứa nhiều kali và đường.
Măng cụt có tính lạnh, nếu bạn có cơ thể lạnh thì khi ăn dễ bị tiêu chảy, đồng thời không thích hợp dùng cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.
Khi tách vỏ măng cụt cần chú ý để không bị dính chất lỏng từ vỏ vào cùi, bằng không sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của cùi măng cụt và làm cho nó bị đắng.
Cách ăn măng cụt
Măng cụt có thể ăn trực tiếp, làm nước ép hoặc sử dụng như một món salad, trộn với các loại trái cây và rau khác, sử dụng một thời gian dài có thể thanh lọc máu và giảm cholesterol. Trong quả măng cụt còn có trytophan - chất có liên hệ trực tiếp với Serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng vui buồn và khẩu vị) tạo ra sự phấn chấn trong tinh thần.