Loại rau “hoàng đế” nhiều dinh dưỡng nhưng ai gặp phải 3 vấn đề này ăn vào như “thuốc độc”

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 25/04/2022 14:10 PM (GMT+7)

Dù không phải là loại rau bản địa nhưng măng tây được các gia đình, nhà hàng sử dụng trong bữa ăn vì những giá trị dinh dưỡng mang lại rất lớn. 

Lương y Bùi Đắc Sáng

Nơi công tác: Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Măng tây là loại rau có nguồn gốc từ nước ngoài (châu Âu) du nhập vào Việt Nam. Hiện nhiều gia đình đã biết đến và sử dụng ngày càng nhiều loại rau này. Tại các nước châu Âu, măng tây được coi là “hoàng đế” của các loại rau, vì chúng chứa lượng vitamin dồi dào, có khả năng chống lão hóa tự nhiên rất tốt.

Nhà khoa học, lương y Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, măng tây là một loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khác với các loại măng bản địa (măng ta), măng tây không ăn ở phần củ mà ăn phần ngọn non. Nếu như măng ta rất nghèo nàn về giá trị dinh dưỡng, thì măng tây lại là một kho dưỡng chất cực tốt cho cơ thể. 

Các nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy, măng tây chứa nhiều chất xơ, protein, gluxit và các vitamin như: A, C, K, B1, B2, B6, axitphuric… Đặc biệt trong măng tây có chất Innulin, có tác dụng rất tốt cho hệ thống ruột.

Măng tây được ví là rau hoàng đế trong các loại rau xanh. Ảnh minh họa.

Măng tây được ví là rau "hoàng đế" trong các loại rau xanh. Ảnh minh họa.

Măng tây khi ăn có vị thơm, cảm giác giòn, ngọt chát, dùng làm súp hay  xào, luộc, hấp, nướng... đều có vị ngon rất khác biệt so với các loại rau khác. Không chỉ làm thực phẩm, măng tây còn được sử dụng như một loại thuốc, do có tính chất lợi tiểu và nhiều lợi ích khác, đặc biệt măng tây có thể dùng được cho mọi lứa tuổi, kể cả phụ nữ mang thai.

Dù có nhiều tác dụng cho cơ thể, tuy nhiên lương y Bùi Đắc Sáng khuyến cáo, nếu không sử dụng hợp lý, măng tây cũng có thể gây ra những hệ lụy với sức khỏe. Cụ thể, những người gặp vấn đề sau không nên sử dụng măng tây:

- Người bị phù nề: Lương y Bùi Đắc Sáng cho rằng những người bị phù nề do các chứng rối loạn suy tim hoặc thận thì không nên ăn măng tây. Nguyên nhân là trong măng tây có chứa rất nhiều nước (khoảng 94%), do vậy khi ăn vào có thể sẽ làm tình trạng thêm trầm trọng hơn. 

- Người có vấn đề về huyết áp: Người bị tăng huyết áp hoặc đang dùng thuốc huyết áp cũng nên cẩn trọng khi ăn măng tây. Vì loại rau này có thể gây ra phản ứng với thuốc, có thể làm cho huyết áp giảm đột ngột, gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất, nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.

Người bị gút không nên ăn măng tây, dù chế biến theo cách nào. Ảnh minh họa.

Người bị gút không nên ăn măng tây, dù chế biến theo cách nào. Ảnh minh họa.

- Người bị gút: Có thông tin cho rằng, măng tây là “hung thần” của những người mắc bệnh gút, ý muốn nói người mắc bệnh gút cần tránh xa loại rau này. Trước thông tin trên, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó khoa Dinh dưỡng (BV Nội tiết Trung ương) cho rằng, người mắc bệnh gút đúng là nên tránh ăn măng tây, đặc biệt là việc sử dụng thường xuyên. Bởi người bị gút có chỉ số axit uric cao, nên phải hạn chế đưa purin vào cơ thể, trong khi đó mang tây là thực phẩm chứa chứa lượng purin khá cao, khi ăn vào sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn, điển hình là những cơn đau khớp.

Không chỉ măng tây, bác sĩ Hưng khuyến cáo, người bị bệnh gút cũng nên tránh các loại rau xanh có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tây, măng tre, nấm, giá, dọc mùng… vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong máu.

Ngoài những vấn đề trên, khi ăn măng tây cũng phải lưu ý một số điều: Không bảo quản măng quá lâu vì đây là loại rau thân mềm, chứa nhiều nước rất dễ hỏng; Khi mua măng cần chọn loại có màu sắc tươi sáng, thân chắc. Nếu dùng măng tây để chữa bệnh, nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Loại rau số 1 được những người sống thọ nhất thế giới ăn, ở Việt Nam không thiếu, chẳng đắt
Được coi là "siêu thực phẩm" nhờ cung cấp một loạt chất dinh dưỡng quan trọng, loại rau này có rất nhiều chủng loại và phổ biến ở nước ta. 

Sống khỏe

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm