Dù nấu bát canh miến, làm nem, xào thịt hay đun nước lẩu… thêm vài chiếc nấm hương là tạo sự khác biệt đáng kể cho các món ăn. Đó cũng là lý do vào mỗi dịp có tiệc hay Tết đến, nấm hương khô hầu như là thứ không thể thiếu trong giỏ đồ mua về của các bà nộ
Không chỉ có hương vị thơm ngon, là một trong những loại nấm được ưa chuộng khắp thế giới, nấm hương còn tốt cho sức khỏe nhờ giàu chất xơ cũng như các loại vitamin B và khoáng chất, lại ít calo.
Các hợp chất trong nấm hương có thể giúp chống lại ung thư, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe tim. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả những gì cần biết về nấm hương.
Nấm hương là gì?
Nấm hương là loại nấm ăn được, có nguồn gốc từ Đông Á. Thân nấm màu nâu sậm với mũ rộng từ 5 tới 10 cm. Mặc dầu thường được ăn như rau, nấm rơm thực sự là một họ nhà nấm mọc tự nhiên trên các cây gỗ mục.
Khoảng 83% số nấm rơm trên thế giới được trồng tại Nhật, mặc dù Mỹ, Canada, Singapore và Trung Quốc cũng sản xuất loại nấm này. Nấm này thường được sản xuất trong khu vực có nhiệt độ lạnh. Tại Việt Nam hiện nay nấm rơm cũng được trồng tại nhiều nơi.
Nấm hương khô là thực phẩm hầu như gia đình nào cũng mua về dịp Tết
Chia sẻ trên báo Nông nghiệp Việt Nam, Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng cho biết, hiện nay nấm hương được trồng rộng rãi trên mùn cưa vào mùa đông tại nước ta hay trên các vùng cao nguyên có nhiệt độ thấp. Nhiệt độ để quả thể nấm hình thành và phát triển trung bình khoảng 15-16 độ C, nhiệt độ sợi nấm phát triển khoảng 24-26 độ C. Nấm hương chứa khá nhiều protein và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin, chẳng hạn như vitamin C, B, tiền vitamin D, niacin, canxi, nhôm, sắt, magiê…
Nấm hương có nhiều dạng: nấm tươi, nấm khô hay trong một số thực phẩm bổ sung.
Giá trị dinh dưỡng của nấm hương
Trong 4 chiếc nấm hương khô (khoảng 15 gam) có:
Calo: 44Carbs: 11 gamChất xơ: 2 gamProtein: 1 gamVitamin B2: 11% Giá trị hằng ngày (DV)Vitamin B3: 11% DVĐồng: 39% DVVitamin B5: 33% DVSelen: 10% DVManga: 9% DVKẽm: 8% DVVitamin B6: 7% DVFolate: 6%DVVitamin D: 6% DV
Nấm hương có thể nấu thành nhiều món ngon.
Ngoài ra, nấm hương còn chứa nhiều amino axit giống như thịt. Chúng cũng rất giàu các chất như polysaccharides, terpenoids, sterols, và lipids - có tác dụng tăng cường miễn dịch, làm giảm cholesterol và phòng chống ung thư.
Lượng các hợp chất hoạt tính sinh học trong nấm hương phụ thuộc vào cách thức, nơi trồng, bảo quản và sơ chế nấm.
Nấm hương được sử dụng như thế nào?
Có hai cách dùng nấm hương chính - làm thực phẩm và làm thuốc bổ.
Nấm hương làm thực phẩm: Nấm hương tươi hay khô đều có thể nấu, mặc dầu nấm khô được dùng phổ biến hơn.
Nấm hương khô có hương vị umami và thường đậm đà hơn cả nấm tươi. Umami là vị ngọt thịt, là một trong năm vị cơ bản cùng với vị ngọt, chua, đắng và mặn. Cả nấm hương khô và nấm hương tươi đều có thể được dùng trong các món như xào, nấu súp, nấu canh, hấp…
Nấm hương còn được dùng như thực phẩm chức năng.
Nấm hương được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nga. Trong y học Trung Quốc, nấm hương được cho là giúp nâng cao sức khỏe và tuổi thọ cũng như cải thiện tuần hoàn máu. Các nghiên cứu cho thấy một số hợp chất có hoạt tính sinh học trong nấm hương có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư và chứng viêm.
Tuy nhiên, nhiều người cứu thực hiện với động vật hay trong phòng thí nghiệm hơn là với con người. Nghiên cứu trên động vật thường sử dụng liều cao hơn khá nhiều so với lượng con người thường nhận được từ đồ ăn hay thực phẩm chức năng. Hơn nữa, nhiều sản phẩm bổ sung có thành phần chính là nấm hương trên thị trường chưa được kiểm tra tính hiệu quả. Mặc dầu những lợi ích của nấm hương được đưa ra đầy triển vọng, vẫn cần thêm các nghiên cứu.
Nên chọn nấm hương còn liền thân và mũ, không bị đứt rời hoặc thái sẵn
Hỗ trợ sức khỏe tim
Nấm hương có thể thúc đẩy sức khỏe tim. Chẳng hạn, loại nấm này có 3 hợp chất giúp giảm cholesterol:
- Eritadenine: Hợp chất này ức chế một loại enzyme liên quan đến việc sản xuất cholesterol.
- Sterol: Những phân tử này giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong ruột của bạn.
- Beta glucan: Loại chất xơ này có thể làm giảm cholesterol.
Một nghiên cứu trên những con chuột bị huyết áp cao cho thấy bột nấm hương ngăn ngừa sự gia tăng huyết áp.
Nghiên cứu khác với những con chuột thí nghiệm được ăn một chế độ ăn giàu chất béo đã chứng minh rằng những con được cho ăn nấm hương sẽ phát triển ít chất béo hơn trong gan, ít mảng bám trên thành động mạch và mức cholesterol thấp hơn so với những con không ăn bất kỳ loại nấm nào.
Tuy nhiên, những hiệu quả này vẫn cần khẳng định trong các nghiên cứu với con người trước khi đưa ra bất cứ kết luận chắc chắn nào.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nấm hương cũng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Một nghiên cứu đã cho những người tham gia ăn 2 chiếc nấm hương khô mỗi ngày. Sau một tháng, hệ thống miễn dịch của họ được cải thiện đáng kể và mức độ viêm nhiễm cũng giảm hẳn.
Tác dụng tăng cường miễn dịch này có thể phần do một trong những hợp chất polysaccharide trong nấm hương.
Mặc dù hệ miễn dịch của con người thường yếu dần theo tuổi tác, một nghiên cứu với chuột cho thấy một sản phẩm bổ sung có nguồn gốc từ nấm hương có thể giúp đảo ngược sự giảm sút liên quan tới tuổi tác của chức năng miễn dịch.
Nấm hương cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe
Chứa các hợp chất có tiềm năng ngăn chặn ung thư
Polysaccharides có trong nấm hương có thể cũng có tác dụng chống ung thư. Chẳng hạn, polysaccharide lentinan trong nấm hương giúp chống lại các khối u bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn. Tại Trung Quốc và Nhật Bản, lentinan dạng chất tiêm được dùng cùng hóa trị và các phương pháp điều trị ung thư cơ bản khác để tăng chức năng miễn dịch và chất lượng cuộc sống cho những người bị ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, bằng chứng này chưa đủ xác định liệu việc ăn nấm hương có tác động tới bệnh ung thư hay không.
Một số lợi ích sức khỏe tiềm năng khác
Nấm hương có thể giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng và tăng cường sức khỏe xương. Ngoài ra, một số hợp chất trong nấm hương có tác dụng chống lại vi khuẩn, virus và nấm gây bệnh. Khi tình trạng kháng kháng sinh ngày càng tăng, một số nhà khoa học đề xuất việc tìm hiểu tiềm năng chống vi trùng của nấm hương.
Nấm hương còn có tác dụng tăng cường sức khỏe xương. Nó là nguồn thực vật tự nhiên duy nhất chứa vitamin D. Cơ thể bạn cần vitamin D để tạo xương khỏe mạnh. Tuy nhiên, có rất ít thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng quan trọng này. Hàm lượng vitamin D của nấm rất khác nhau tùy thuộc và cách chúng được trồng. Khi tiếp xúc với ánh sáng tia UV, nấm sẽ chứa hàm lượng vitamin D cao hơn.
Nhưng bạn cần nhớ rằng nấm hương cung cấp vitamin D2, đây là một dạng kém hơn so với vitamin D3 - thường có trong cá béo và một số thực phẩm từ động vật khác.
Những tác dụng phụ từ nấm hương
Sử dụng nấm hương hầu hết là an toàn với mọi người, mặc dầu cũng có vài tác dụng phụ có thể xảy ra. Trong một số trường hợp hiếm gặp, người ta có thể bị mẩn ngứa khi ăn hay cầm nấm hương sống. Tình trạng này được gọi là viêm da nấm hương, và được cho là do chất lentinan trong nấm.
Ngoài ra, sử dụng chiết xuất bột nấm trong thời gian dài có thể gây một số tác dụng phụ khác, bao gồm bụng ấm ách khó chịu và nhạy cảm với ánh nắng. Một số người còn cho rằng hàm lượng chất purine cao trong nấm có thể gây các triệu chứng cho người bị bệnh gút.
Nấu nấm hương thế nào có lượi nhất?
Nấm hương có vị umami đặc trưng và điều này đặc biệt có lợi khi làm các món rau.
Nấm hương khô thường được bán nhiều hơn. Bạn nên ngâm nấm với chút với nước nóng cho mềm trước khi nấu. Để có nấm ngon và thơm nhất, nên chọn mua nấm còn nguyên vẹn cả cây, không đứt rời hay thái sẵn, mũ nấm dày.
Khi nấu nấm hương tươi, nên loại bỏ sạch phần gốc vì chỗ này thường dai kể cả khi đã nấu. Bạn có thể giữ lại phần thân nấm này trong tủ đông và dùng khi ninh nước dùng.
Bạn có thể nấu nấm hương cùng các loại nấm hay thực phẩm khác. Dưới đây là một vài gợi ý:
Nấm hương xào đậu cove
Thêm vào món mì nấu hay mì xào
Cho vào món súp
Chiên giòn
Ăn lẩu