Từ thời vua Càn Long (TQ) đã coi khoai lang là một sản phẩm tốt cho sức khỏe và còn so sánh khoai lang giống như nhân sâm.
Đã có một số cuộc khảo sát về thói quen ăn uống của những người sống thọ trên 100 tuổi ở Trung Quốc. Qua cuộc khảo sát phát hiện ra rằng, bất kể khu vực nào có người sống trường thọ, họ đều thích ăn cùng một loại rau đó là… khoai lang.
Xem thêm: Công dụng ngừa ung thư của quả vải.
Khoai lang không phải là loại thực phẩm đắt, nhưng hàm lượng dinh dưỡng của khoai lang không thua bất kỳ một sản phẩm nào, thực sự nó có thể “cải thiện sức khỏe con người”. Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố "top 10 loại rau tốt nhất", trong đó khoai lang đứng đầu tiên.
Đánh giá về khoai lang của WHO: Khoai lang có nhiều loại vitamin và khoáng chất, có tác dụng chống viêm, tiêu thụ thường xuyên có thể ngăn ngừa ung thư hiệu quả và có tác dụng điều trị nhất định đối với một số bệnh ung thư.
Một số nhà nghiên cứu thậm chí nghĩ rằng khoai lang có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Nguyên tắc là: khoai lang có tác dụng chống viêm và chứng viêm có mối quan hệ quan trọng với chứng mất trí nhớ. Giảm chứng viêm có thể giữ cho bộ não khỏe mạnh.
Trong sách Y học nổi tiếng thời xưa của Trung Quốc cũng có những ghi chép rất chi tiết về hiệu quả của khoai lang: Khoai lang có tác dụng bổ sung sự thiếu hụt trong cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe lá lách và dạ dày, tăng cường âm thận, giúp cho mọi người sống trường thọ và ít bệnh tật.
Công hiệu của khoai lang cụ thể, đó là:
- Thúc đẩy nhu động ruột
- Tăng cường khả năng miễn dịch
- Phòng và chống ung thư
- Chống lão hóa
- Khoai lang chứa nhiều canxi và magiê, vì vậy nó có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương.
- Giảm cân, kiểm soát cân nặng.
Các loại khoai lang phổ biến hiện nay
Có nhiều giống khoai lang khác nhau như khoai lang mật, khoai lang tím, khoai lang đỏ, khoai lang trắng. Riêng với khoai lang vàng và đỏ thì có nhiều vi chất hơn loại trắng. Đặc biệt là giống khoai mật, chúng có rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sức khỏe con người.
1. Khoai lang mật
Khi ở dạng củ tươi và chế biến liền, bạn sẽ không sử dụng được hết lượng chất dinh dưỡng có trong loại củ này. Sau khi thu hoạch, nên để một thời gian cho củ mật héo đi thì lượng mật đường trong củ mới dồi dào và có thể dùng để làm nguyên liệu chính cho các món ăn không đường. Giá trị dinh dưỡng của giống khoai này rất cao và khá khó trồng nên khoai lang mật được coi như một món thượng phẩm.
2. Khoai lang trắng
Khoai lang trắng thường mọc ở vùng đồi núi có nhiều chất xơ và ít lượng đường nhất. Chiết xuất thành phần caiapo từ củ khoai lang trắng có thể kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol trong bệnh đái tháo đường tuýp 2. Chất này đã được Nhật Bản điều chế thành dược phẩm bổ sung dành cho bệnh nhân đái tháo đường.
3. Khoai lang tím
Khoai lang tím còn có tên gọi khác là khoai lang Peru vì nó có nguồn gốc từ Nam Mỹ, tên khoa học là Solanum andigenum.
Loại khoai này tím giàu chất athocyanin. Phần vỏ có chứa chất anthocyanin nhiều hơn trong ruột. Hơn nữa, màu nạc bột khoai có màu sậm, chứa nhiều anthocyanin hơn. Đối với sức khỏe của con người, theo nghiên cứu của David Heber, Đại học Harvard (Mỹ), chất anthocyanin có thể cắt được cơn đau tim, giảm thiểu các tổn thương não liên quan đột quỵ và ngăn cản sự tạo thành các cục máu đông trong lòng mạch máu.
Bên cạnh đó, các giống khoai như khoai lang vàng được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng bởi lớp thịt màu vàng cam sẫm chứa nhiều vitamin A hơn các giống có thịt màu nhạt. Nhiều nghiên cứu đưa ra minh chứng rằng khi tiêu thụ những thực phẩm như khoai lang, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch. Trên hết, sử dụng loại thực phẩm này giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và luôn tràn đầy năng lượng.
Mặc dù khoai lang giống như một kho báu, nhưng không có thứ gì là hoàn hảo trên thế giới, khi ăn khoai lang cũng cần lưu ý những điểm sau:
1. Không thể ăn khoai lang với hồng, nó sẽ gây xuất huyết tiêu hóa và loét dạ dày;
2. Không ăn khoai lang vào buổi tối, khoai lang là thực phẩm giàu chất xơ không tốt cho tiêu hóa;
3. Không ăn khoai lang quá nhiều, ví dụ khoai lang mật có lượng đường quá cao, dễ dẫn đến béo phì hoặc làm tăng đường huyết.