Măng cụt là trái cây rất phổ biến ở Việt Nam, ngoài hương vị thơm ngon, chúng còn có nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Vậy măng cụt có tác dụng gì?
Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana hay còn gọi khác là trúc tử, là một loài cây họ Bứa, thuộc loại cây nhiệt đới cho quả ăn được, rất quen thuộc tại Đông Nam Á.
Cây cao từ 7 đến 25m. Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt thanh thanh và có mùi thơm.
Trong măng cụt chứa nhiều chất đạm, canxi, sắt, photpho... nên rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, ngoài phần ruột màu trắng chúng ta thường ăn, phần vỏ màu tím sậm cũng rất tốt cho sức khỏe. Nó chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho tim mạch.
Măng cụt còn được ví như một loại "thần dược" làm đẹp da của các chị em phụ nữ. Loại quả này giúp giảm các chứng bệnh về da như mụn, nấm, viêm da,... nó còn hỗ trợ chống ung thư da và làm chậm quá trình lão hóa da ở tuổi trung niên.
Cả phần vỏ và thịt của quả măng cụt đều có tác dụng tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Ăn măng cụt có tốt không? Măng cụt có tác dụng gì?
Nhiều người thích ăn măng cụt nhưng lo ngại ăn nhiều có thể gây hại, vậy ăn măng cụt có tốt không? Theo khoa học, măng cụt có nhiều hỗn hợp kháng thể xanthones thiên nhiên. Các nghiên cứu y khoa đã khám phá ra trên 40 loại kháng thể xanthones thiên nhiên trong vỏ măng cụt (chiếm khoảng 20% tổng số kháng thể xanthones đã được khám phá trên địa cầu), và chưa có một loại trái cây nào có thể sánh bằng măng cụt về phương diện này.
Trong phần thịt trắng của quả măng cụt rất giàu dưỡng chất như: chất đạm, chất béo, chất carbonhydrates, chất xơ, calsium, chất sắt, phốt pho… và vitamin như B1, C. Vì vậy, nó được biết đến với một số tác dụng sau:
- Giảm cân:
Trong cơ thể những người thừa cân nặng, các màng tế bào thường trở nên cứng và không thể thấm nước. Các kháng thể xanthones trong măng cụt khiến các tế bào trở nên mềm và có thể thấm nước, có khả năng biến thực phẩm họ ăn vào trở thành năng lượng. Điều này khiến những người béo phì, thừa cân cảm thấy thoải mái hơn và đồng thời giúp giảm cân.
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch:
Khi tính đàn hồi của các mạch máu quanh quả tim không còn nữa thì các động mạch sẽ dày, cứng hơn và dễ xảy ra bệnh tim. Măng cụt giúp củng cố hệ thống tuần hoàn nhờ khả năng chống lão hóa. Khi những mạch máu trở nên khỏe mạnh, nguy cơ bệnh tim cũng giảm theo.
- Giảm huyết áp:
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng động mạch có vách dày và cứng. Những mảnh vụn nhỏ nguy hiểm có thể làm hẹp đường lưu thông máu trong các động mạch khiến gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Măng cụt đã tỏ ra hữu hiệu trong việc giảm huyết áp.
- Cải thiện tình trạng dạ dày:
Một trong những hậu quả của sự lão hóa là sự giảm sút tự nhiên của các chất axit trong dạ dày. Điều này làm cho việc gia tăng vi khuẩn trong dạ dày và gây ra tiêu chảy, đau quặn, ợ hơi, và không thể hấp thu dinh dưỡng. Kháng thể xanthones trong măng cụt đã chứng tỏ khả năng tiêu diệt sự sinh sôi quá độ của vi khuẩn để cải tiến và tái lập sự ổn định trong dạ dày.
- Cải thiện hệ thống tiêu hóa:
Vỏ của măng cụt hầu như cấu tạo bởi chất xơ. Chất xơ có tác dụng đẩy chất thải qua ruột non mau chóng hơn, ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột. Chất xơ có thể giúp kiểm soát cholesterol bằng cách lấy đi những axit đắng độc hại.
- Chống và ngăn ngừa bệnh tiểu đường (tuýp II):
Với khả năng làm thấp và điều hòa lượng đường trong máu, cải thiện sinh lực, chống viêm, măng cụt có thể là thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
- Giúp tinh thần thêm minh mẫn:
Sự hư hại não bộ do hiện tượng lão hóa là một nguyên nhân chính của các bệnh tâm thần, suy giảm trí nhớ, tay chân run lẩy bẩy và những bệnh khác có liên hệ đến trung khu thần kinh. Măng cụt là một trong những thứ hữu hiệu nhất để chống lão hóa, cho nên nó giúp phòng ngừa sự thoái hóa của não bộ.
- Giảm Cholesterol:
Khi mà cholesterol xấu (LDL) bị oxy hóa trong dòng máu và các động mạch, những mảng sợi sẽ được tạo ra có thể gây tắc nghẽn mạch máu. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng các kháng thể xanthones trong măng cụt có tác dụng là giảm sự lão hóa của loại cholesterol xấu (LDL), và ngăn ngừa sự tạo thành của những mảng sợi nguy hiểm.
- Giảm các ảnh hưởng của lão hóa:
Măng cụt giúp phòng ngừa và chống lại nhiều hậu quả của sự lão hóa chẳng hạn như: sự thoái hóa não bộ, bệnh đường tiêu hóa do phiền muộn, thấp khớp, đau nhức bắp thịt và khớp xương, sự suy giảm thị lực của mắt.
- Giảm mùi hôi của hơi thở:
Kháng thể xanthones trong quả măng cụt cũng có khả năng diệt khuẩn. Do đó, khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt sẽ làm giảm mùi hôi trong miệng.
- Chống viêm:
Chứng viêm kinh niên có thể đưa đến bệnh tiểu đường tuýp II, ung thư, thấp khớp, đãng trí, bệnh tim mạch và các căn bệnh chết người. Kháng thể xanthones trong măng cụt chống lại chứng viêm một cách tự nhiên ở các tế bào.
- Chữa các bệnh ngoài da:
Dùng nước măng cụt bôi ngay lên trên vùng da có vấn đề như bị mụn, eczema, ngứa... sẽ thấy các bệnh này tự nhiên biến mất mà không có phản ứng phụ.
- Giúp tinh thần phấn chấn:
Trong quả măng cụt còn có axit trytophan - chất có liên hệ trực tiếp với serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng vui buồn và khẩu vị) tạo ra sự phấn chấn trong tinh thần.
Măng cụt chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Tác hại của măng cụt
Mặc dù măng cụt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn chỉ nên ăn 30g măng cụt tương đương với 2 quả trung bình một ngày và mỗi tuần ăn 2 - 3 lần là đủ. Nếu ăn cùng lúc quá nhiều, măng cụt sẽ mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn như:
- Nhiễm axit lactic
- Gây dị ứng
- Can thiệp quá trình đông máu
- Cản trở quá trình điều trị bệnh
- Và tác dụng phụ khác
Hầu hết các tác dụng phụ của măng cụt là tạm thời và có thể được khắc phục dễ dàng bằng cách giảm hàm lượng sử dụng. Chính vì vậy, hãy ăn măng cụt vừa đủ, không nên ăn quá nhiều.
Những bệnh nhân đang điều trị bệnh muốn ăn măng cụt hãy hỏi thăm và theo lời khuyên của bác sĩ.
Ăn măng cụt có nổi mụn không?
Ăn măng cụt có nổi mụn không là điều mà chắc chắn có rất nhiều người thắc mắc. Trong thành phần dinh dưỡng của măng cụt có chứa vitamin C. Tuy vitamin C có khả năng chống oxy hóa cao nhưng nó lại có tính nóng. Chính vì vậy, mặt hại của việc ăn quá nhiều măng cụt đó là có thể gây nóng trong, nổi mụn, mẩn đỏ. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra khi chúng ta thực sự ăn quá nhiều mà không bổ sung thêm loại thực phẩm nào trong một khoảng thời gian dài.
Nguồn tham khảo: 11 Health Benefits of Mangosteen (And How to Eat It) - Healthline - Xuất bản ngày 06/03/2019 |