Món canh người Nhật bữa nào cũng ăn có tác dụng gì đặc biệt mà ai cũng chuộng, người Mỹ rất mê

Ngày 10/07/2022 06:45 AM (GMT+7)

Món canh miso không những thơm ngon, bổ dưỡng mà còn nhiều tác dụng thần kỳ cho sức khỏe.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có người dân đạt tuổi thọ cao nhất thế giới. Các nghiên cứu chỉ ra, điều này có liên quan đến chế độ ăn uống của họ. Một trong những món canh được gọi là "canh quốc dân", bữa ăn nào người Nhật cũng nấu, đó là canh Miso. Các nghiên cứu đã phát hiện ra, món canh đặc biệt này có những tác dụng nhất định trong việc chống ung thư và làm đẹp.

Súp Miso trong bữa ăn của người Nhật. (Ảnh minh họa).

Súp Miso trong bữa ăn của người Nhật. (Ảnh minh họa). 

Món canh Miso được làm từ các nguyên liệu tương miso, rong biển, đậu... Trong đó, tương miso là đáng chú ý nhất. Đây là loại tương truyền thống của Nhật Bản với lịch sử hơn 1.300 năm. Nguyên liệu chính để làm tương miso là các loại ngũ cốc như đậu nành hữu cơ, gạo hoặc lúa mì cùng thành phần là muối và nấm koji để lên men. Tùy vào quy trình sản xuất và thời gian lên men, màu sắc của tương miso cũng khác nhau như trắng, vàng nhạt, đỏ hoặc nâu sẫm. Màu của tương miso càng đỏ thì hương vị món canh sẽ càng đậm và càng trắng thì càng ngọt. Thông thường, tương miso chủ yếu được phân loại thành miso gạo (kome miso), miso lúa mạch (mugi miso) và miso đậu nành (mame miso).  

Tương miso rất giàu men vi sinh, tryptophan, protein và khoáng chất có lợi cho cơ thể con người. Năm 2019, Viện nghiên cứu Miso Nhật Bản đã phát hiện ra rằng quá trình lên men của miso thúc đẩy sự phát triển của men vi sinh. Men vi sinh có nhiều lợi ích đối với cơ thể con người, chẳng hạn như điều hòa chuyển động của ruột, ức chế cholesterol, giảm mệt mỏi, giảm căng thẳng, mất ngủ, ngăn ngừa và cải thiện táo bón, hỗ trợ tốt cho tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể. Ngoài ra, miso còn chứa axit amin thiết yếu là tryptophan - là tiền thân của serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Cơ thể có đủ serotonin sẽ có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự khởi phát của bệnh trầm cảm.

Các tác dụng chính của canh miso

Món canh miso có thể ngăn ngừa ung thư vú. Trong một nghiên cứu của Nhật Bản được thực hiện năm 1999, các nhà nghiên cứu tiến hành theo dõi khoảng 20.000 phụ nữ từ 40 đến 59 tuổi, sống tại 4 tỉnh Iwate, Akita, Nagano và Okinawa, trong suốt 10 năm. Họ phát hiện ra, những người ăn nhiều súp miso có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn 0,74 lần so với những người ít ăn hoặc không ăn súp này. 

Canh miso còn giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày. Tiến sĩ Hirayama thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Nhật Bản đã thực hiện một nghiên cứu dịch tễ học trên 270.000 người Nhật Bản trong 13 năm. Ông nhận thấy rằng có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tử vong giữa những người uống súp miso và những người không uống. Tần suất ăn súp miso càng nhiều thì tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày càng thấp.

Nghiên cứu cũng cho thấy những người hút thuốc uống súp miso có tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày thấp hơn những người còn lại.

Món canh miso. (Ảnh minh họa)

Món canh miso. (Ảnh minh họa)

Các nghiên cứu đã phát hiện ra, canh miso hữu ích cho việc cải thiện làn da của phụ nữ. Kết quả của một nghiên cứu thử nghiệm do Công ty Nghiên cứu và Phát triển Mỹ phẩm của Nhật Bản thực hiện trên phụ nữ trong độ tuổi từ 20-40 cho thấy uống súp miso có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp ceramides trong da. Ceramides kết hợp với cholesterol và các axit béo bão hòa để tạo ra một cấu trúc bảo vệ không thấm nước, duy trì độ ẩm của da, giúp làn da mịn màng hơn. Tiêu thụ canh miso mỗi ngày giúp làm giảm lượng hắc tố trên da, làm giảm đốm trên má và cải thiện làn da xỉn màu cho phái yếu.

Canh miso ngày càng được nhiều nước ưa chuộng. Theo số liệu của Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản, năm 2018, tương miso Nhật Bản được xuất khẩu sang 53 quốc gia trên thế giới, trong đó Mỹ là nước nhập khẩu miso Nhật Bản lớn nhất. 

Loại rau dân dã được người Nhật ví như nhân sâm
Rau lang mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như chống đột quỵ, tiểu đường, chữa viêm khớp, phòng ngừa táo bón... nhưng rất ít người biết tận dụng.

Sống khỏe

Thùy Linh (Dịch từ Epochtimes)   
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe