Một hành động của cha mẹ sau khi con bơi dễ khiến trẻ đuối nước, HLV bơi lội chỉ cách để ngăn sự cố đáng tiếc

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 15/06/2023 14:15 PM (GMT+7)

Chỉ một hành động quấn khăn tắm không đúng cách cho trẻ khi ở trên bờ cũng có thể tăng nguy cơ đuối nước.

Mùa hè nắng nóng, cha mẹ thường cho trẻ nhỏ tới hồ bơi hay bãi biển để tắm nhằm giải nhiệt. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm mà những vụ việc đuối nước thương tâm dễ xảy ra. 

Nikki Scarnati, một huấn luyện viên bơi lội, đã chia sẻ một video trên TikTok cảnh báo về một hành động nguy hiểm của cha mẹ khi làm với trẻ có thể vô tình đẩy trẻ vào tình thế nguy hiểm hơn khi ở hồ bơi hay bãi biển đó là hành động quấn khăn tắm. 

Nikki Scarnati - huấn luyện viên bơi lội chuyên dạy bơi cho trẻ em.

Nikki Scarnati - huấn luyện viên bơi lội chuyên dạy bơi cho trẻ em.

Một hành động đơn giản có thể khiến trẻ em có nguy cơ bị đuối nước

Nữ huấn luyện viên tiết lộ sai lầm lớn nhất mà các bậc cha mẹ mắc phải khi quấn khăn tắm cho con đó là quàng khăn lên vai trẻ. “Là cha mẹ, tôi từng làm điều đó mà không hề nhận ra đây là một việc sai lầm”, Nikki thừa nhận.

Nikki nhấn mạnh rằng đây là một hành động bản năng tự nhiên của cha mẹ khi muốn quấn con trong một chiếc khăn tắm sau khi chúng ra khỏi nước để đề phòng nhiễm lạnh. 

Nikki Scarnati khẳng định hành động này có thể khiến trẻ em có nguy cơ bị đuối nước cao hơn. Một đứa trẻ sẽ không thể di chuyển cánh tay dưới nước nếu chúng rơi xuống bể bơi với một chiếc khăn che thân trên.

Cô cảnh báo các bậc phụ huynh không nên quấn khăn phủ kín vai trẻ dù đang ở trên bờ.

Cô cảnh báo các bậc phụ huynh không nên quấn khăn phủ kín vai trẻ dù đang ở trên bờ. 

“Đương nhiên là chúng ta muốn che chúng như thế này. Nhưng nếu trẻ ngã xuống bể bơi với khăn tắm đang quấn trên vai, tay của trẻ sẽ bị hạn chế dưới một chiếc khăn ướt và đôi khi khăn có thể che phủ lên cả đầu trẻ", Nikki giải thích.

Trong video của mình, Nikki kêu gọi các bậc cha mẹ luôn quấn khăn tắm dưới cánh tay của con sau khi lau khô người trước. “Khi bạn đưa trẻ ra khỏi bể bơi, hãy lau khô, nhấc cánh tay của con lên và quấn khăn tắm bên dưới cánh tay.  Bằng cách đó, nếu trẻ không may rơi xuống nước, chúng vẫn có thể tự do cử động tay để tự bơi và sẽ an toàn hơn nhiều", Nikki giải thích.

Cách làm đúng là quấn khăn dưới cánh tay của trẻ.

Cách làm đúng là quấn khăn dưới cánh tay của trẻ.

Đề phòng đuối nước cho trẻ không hề khó

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong thập kỷ vừa qua đuối nước đã cướp đi sinh mạng của hơn 2,5 triệu người. Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tử vong trẻ em 5-14 tuổi trên thế giới.

Theo Học viện Nhi khoa Mỹ và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, có nhiều cách để ngăn điều đó xảy ra với con bạn. Họ gọi đó là “những lớp bảo vệ để ngăn ngừa đuối nước”.

Giám sát chặt chẽ, liên tục, cẩn thận khi trẻ ở khu vực xung quanh có nước

Cha mẹ hoặc người chăm sóc không bao giờ để trẻ nhỏ một mình hoặc cho trẻ tự chăm sóc nhau ở bất kỳ đâu gần bể bơi, spa hoặc bồn tắm, ngay cả khi có nhân viên cứu hộ. Theo một nghiên cứu của Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng, hầu hết trẻ nhỏ bị chết đuối trong hồ bơi khi cha mẹ không để mắt tới chỉ trong 5 phút hoặc thậm chí ít hơn.  

Điều tương tự cũng xảy ra với bất kỳ nơi nào có nước, ngoài bể bơi và bãi biển. Trẻ mới biết đi có thể chết đuối chỉ trong một ít nước. Người chăm sóc cũng nên đổ hết nước khỏi các vật chứa, chẳng hạn như thùng, xô và bể bơi trẻ em, ngay sau khi sử dụng. 

Cần có rào chặn xung quanh những nơi có nước

Nếu nhà có hồ bơi, bạn nên bao quanh hoàn toàn bằng một hàng rào cao 1,2m để ngăn cách. Hàng rào nên có cổng tự đóng và tự chốt. Học viện Nhi khoa Mỹ cho biết những hàng rào như vậy ngăn chặn được hơn một nửa số trẻ nhỏ bị chết đuối ở bể bơi tại gia đình. 

Dọn đồ chơi ra khỏi bể bơi sau khi chơi

Nhóm Water Safety USA, một tập đoàn gồm các tổ chức phi lợi nhuận và cơ quan chính phủ Mỹ khuyến cáo rằng phải lấy tất cả đồ chơi ra khỏi nước khi chúng không được sử dụng nữa vì trẻ có thể muốn với lấy đồ chơi và ngã xuống nước.

Cha mẹ, người chăm sóc, trẻ lớn hơn và chủ hồ bơi nên học kỹ năng hồi sức cấp cứu 

"Hồi sức ngay lập tức, ngay cả trước khi nhân viên y tế đến là phương pháp hiệu quả nhất để giảm hậu quả trong trường hợp xảy ra tai nạn đuối nước,” Học viện Nhi khoa Mỹ cho biết.

Một hành động của cha mẹ sau khi con bơi dễ khiến trẻ đuối nước, HLV bơi lội chỉ cách để ngăn sự cố đáng tiếc - 4

Học kỹ năng sinh tồn khi bơi lội

Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến nghị nhiều trẻ nên học bơi bắt đầu từ 1 tuổi. Học viện cho biết một chương trình bơi lội phải đảm bảo rằng trẻ em có các kỹ năng cơ bản về an toàn dưới nước. Trẻ nên học cách đứng nước, thả nổi.

Một nghiên cứu trên tạp chí Y học Nhi khoa và Vị thành niên JAMA cho thấy các bài học bơi đầy đủ giúp giảm 88% khả năng trẻ em bị đuối nước.

Mặc áo phao

Trẻ em nên luôn mặc áo phao khi chèo thuyền hoặc ở gần các vùng nước, kể cả trẻ không biết bơi và trẻ biết bơi. Theo BoatUS Foundation, hơn 2/3 số ca tử vong do chèo thuyền là do đuối nước và 90% nạn nhân đuối nước không mặc áo phao.

Cẩn thận với cống thoát nước hồ bơi

Dạy con bạn không bao giờ chơi hoặc bơi gần cống hoặc cửa thoát nước. Tổ chức phi lợi nhuận Safe Kids Worldwide cho biết có những mối nguy hiểm nghiêm trọng khi ở gần những khu vực này, trẻ có thể bị hút vào và khó thoát khỏi đó.

Vì sao dốc ngược trẻ đuối nước là sai lầm chết người? 5 bước cấp cứu trẻ đuối nước chuẩn do viện Nhi hướng dẫn
Trong số 7 ca đuối nước nguy kịch, nhiều trẻ bị di chứng thần kinh nặng nề, trong đó một phần nguyên nhân do cách sơ cứu không đúng ban đầu.

Tai nạn trẻ em

HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ Brightside)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ em chết đuối