Nắng nóng kinh hoàng, Bộ Y tế hướng dẫn 7 cách phòng bệnh, điều số hai ai cũng phải nhớ

Ngày 02/07/2018 09:30 AM (GMT+7)

Để phòng bệnh trong những ngày nắng nóng, người dân cần phải thay đổi thói quen trong sinh hoạt hàng ngày và chủ động trong việc vệ sinh cá nhân.

Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, trong ngày 2/7, nhiệt độ ở Hà Nội dao động khoảng 37 đến 39 độ C, thậm chí có nơi còn trên 39 độ.

Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm như vậy sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, nếu không có biện pháp phòng và tránh nắng nóng trong những ngày này thì nguy cơ nhập viện là rất cao.

Theo đó, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Thời tiết nắng nóng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa.

Nắng nóng kinh hoàng, Bộ Y tế hướng dẫn 7 cách phòng bệnh, điều số hai ai cũng phải nhớ - 1

Không có biện pháp phòng bệnh, người dân sẽ bị đổ bệnh trong những ngày nắng nóng. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, khi chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi… Để chủ động phòng bệnh trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân thực hiện những biện pháp sau:

Thứ nhất, uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.

Thứ hai, không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.

Thứ ba, hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.

Thứ tư, thực hiện ăn chín, uống sôi; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Thứ năm, thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Thứ sáu, tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

- Thứ bảy, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Nắng nóng, chị em thi nhau ngâm sấu giải nhiệt cực tốt nhưng có người vạn lần phải tránh xa
Quả sấu có vị chua thanh mát được thu hái vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9. Trong quả sấu chín có 86% nước, 1% axit hữu cơ, 1.3% protit, 8.2% gluxit,...
Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nắng nóng đỉnh điểm