Ngày nắng nóng, mắc 4 sai lầm biến điều hòa thành “sát thủ” với trẻ nhỏ

HÀ VŨ. - Ngày 11/07/2022 14:20 PM (GMT+7)

Trong những ngày nắng nóng, việc lạm dụng điều hòa sẽ gây nên tình trạng trẻ “nghiện” điều hòa, lười vận động, cơ thể yếu đi, khó thích nghi với môi trường bên ngoài.

Hiện nay, trong thời tiết nắng nóng, điều hòa có tác dụng làm mát, giảm sự khó chịu cho cơ thể khi phải tiếp xúc với không khí nóng bức. Tuy nhiên, việc sử dụng điều hòa không đúng cách khiến gió lạnh nhân tạo kéo dài nhiều giờ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Dưới đây là những sai lầm khi sử dụng điều hòa có thể khiến trẻ bị ốm:

1. Bật điều hòa trong thời gian dài

Trẻ nằm trong phòng điều hòa quá nhiều dễ bị nhiễm khuẩn (Ảnh minh họa)

Trẻ nằm trong phòng điều hòa quá nhiều dễ bị nhiễm khuẩn (Ảnh minh họa)

Mặc dù nói rằng điều hòa nhiệt độ có thể mang lại cảm giác mát mẻ cho trẻ, nhưng trẻ em ở trong phòng điều hòa lâu sẽ gặp phải các triệu chứng như chán ăn và đau đầu, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, hệ miễn dịch vẫn còn kém, dễ mắc “bệnh điều hòa”. Hơn nữa, sử dụng điều hòa lâu ngày sẽ khiến không khí trong nhà không được lưu thông dẫn đến vi khuẩn phát triển, từ đó gây kích thích đường hô hấp và trẻ dễ bị nhiễm khuẩn.

Điều đáng sợ hơn là nguy cơ điều hòa cháy nổ, gây ngộ độc khí carbon monoxide. Tuy sự cố này hiếm khi xảy ra nhưng cha mẹ không nên bất cẩn, phải thường xuyên kiểm tra đường dây của điều hòa để tránh hiện tượng cháy tự phát do dòng điện quá cao hoặc do chập dây dẫn.

Khi cho trẻ nằm phòng điều hòa, nhất là vào ban đêm, không nên bật điều hòa suốt đêm, có thể sử dụng ngắt quãng, chẳng hạn như: sau khi nhiệt độ trong nhà hạ nhiệt có thể tạm ngừng dùng điều hòa và bật lại sau một thời gian.

2. Để điều hòa thổi trực tiếp vào trẻ

Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất yếu, vì vậy nếu để điều hòa thốc thẳng vào người trẻ sẽ khiến con dễ mắc phải các bệnh như: viêm mũi, viêm phế quản, đau họng, cảm lạnh… Thế nên bạn hãy đảm bảo rằng vị trí trẻ nằm ngủ cách xa luồng gió lạnh thốc ra từ điều hòa.

Tốt nhất vị trí đặt điều hòa nên ở trên cao, cánh cửa gió của điều hòa không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm, cũng không đặt tốc độ quạt gió quá mạnh. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay, tuyệt đối không để ở chế độ chạy thẳng một góc.

 3. Để nhiệt độ quá thấp

Nhiệt độ điều hòa vào mùa hè tốt nhất là 26-27 độ C (Ảnh minh họa)

Nhiệt độ điều hòa vào mùa hè tốt nhất là 26-27 độ C (Ảnh minh họa)

Nếu để mức nhiệt trong phòng điều hòa quá thấp, sự chênh lệch nhiệt độ nóng - lạnh giữa ngoài trời và bên trong phòng sẽ là yếu tố tấn công sức khỏe trẻ, dẫn tới trẻ mắc các bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm phổi. Vì vậy, nhiệt độ điều hòa hợp lý không nên thấp hơn 26 độ C, chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài không quá 5-8 độ.

4. Không vệ sinh điều hòa thường xuyên

Phòng bật điều hòa nếu không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ các vi khuẩn, nấm mốc tích tụ lâu ngày sẽ sinh bệnh cho bé.

Ngoài ra việc điều hòa hoạt động liên tục có thể tích tụ các vi khuẩn, các mảng bám bên trong gây hại rất lớn đối với sức khỏe của trẻ, làm trẻ dễ mắc bệnh. Bạn nên vệ sinh điều hòa thường xuyên (1-2 tuần/ lần) để làm sạch và loại bỏ những nấm mốc, vi khuẩn gây hại sức khỏe, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Bố mẹ cần chú ý những điều sau: 

Cha mẹ cho trẻ uống nước thường xuyên, nhỏ nước muối sinh lý nếu trẻ ở trong phòng điều hòa quá lâu (Ảnh minh họa)

Cha mẹ cho trẻ uống nước thường xuyên, nhỏ nước muối sinh lý nếu trẻ ở trong phòng điều hòa quá lâu (Ảnh minh họa)

- Thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho bé để giữ độ ẩm cần thiết cho cơ thể, tránh khô mũi: Khi trẻ vừa đi ngoài trời nắng về, không cho trẻ vào phòng điều hòa ngay sẽ rất nguy hiểm. Cần lau khô mồ hôi và cho trẻ nghỉ ngơi, ngồi quạt mát trong khoảng vài phút để trở về trạng thái thân nhiệt bình thường rồi mới vào phòng điều hòa.

- Cho trẻ uống nhiều chất lỏng, nước: Khi ở lâu trong phòng có điều hòa, trẻ cần được uống nước thường xuyên để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể và không bị khô da. Không khí khô cũng làm cho trẻ dễ bị viêm mũi và đường hô hấp.

- Cho trẻ dùng gối thấm mồ hôi: Trẻ rất dễ bị đổ mồ hôi khi ngủ, mồ hôi đọng trên đầu lâu ngày sẽ dẫn đến cảm lạnh. Cha mẹ có thể chuẩn bị cho trẻ một chiếc gối thấm mồ hôi, vừa có thể giữ mát, vừa giúp trẻ ngủ thoải mái hơn.

Con nghiện điều hòa có đáng lo? BS mách nước cách dùng điều hòa chuẩn nhất để con không ốm
Việc các mẹ lạm dụng điều hòa sẽ là yếu tố nguy cơ gây bệnh, nhất là các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vậy khi thời tiết nắng nóng phải sử dụng...

Tư vấn sức khỏe trẻ em

Theo HÀ VŨ. Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe ngày nóng