Nắng nóng gây nguy hiểm cho sức khỏe thế nào? Những cách làm cơ thể mát nhanh không cần điều hòa

Ngày 05/06/2022 06:50 AM (GMT+7)

Nắng nóng khiến thân nhiệt tăng đột ngột, cơ thể không thích nghi kịp có thể dẫn đến phù, ngất xỉu, kiệt sức, thậm chí đột quỵ. Giữa thời tiết nóng như đổ lửa mấy ngày nay, hãy áp dụng những cách làm mát đơn giản, rẻ tiền dưới đây để bảo vệ cơ thể.

Các bác sĩ khuyến cáo khí hậu oi bức, nóng nực dễ gây ra nhiều bệnh thường được dân gian gọi là cảm nắng. Mọi người cần cảnh giác đề phòng, tránh để cho cơ thể quá nóng. 

Theo các chuyên gia sức khỏe, nhiệt độ thích nghi tốt nhất của cơ thể khoảng 25 độ C. Trong giới hạn an toàn 20-30 độ C, cơ thể điều chỉnh thích nghi tốt nhờ cơ chế hoạt động của trung tâm điều nhiệt ở não. Đến một ngưỡng nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng, cơ thể không thể điều chỉnh kịp do vượt quá khả năng hoạt động của trung tâm điều nhiệt. Khả năng tự điều chỉnh này cũng kém hơn ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, người già trên 70 tuổi hoặc người có nhiều bệnh lý. 

Nắng nóng có thể khiến cơ thể a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/suc-khoe/vi-sao-noi-an-tao-buoi-sang-la-vang-buoi-toi-la-thuoc-doc-c131a613802.htmlmệt mỏi/a, kiệt sức. (Ảnh minh họa)

Nắng nóng có thể khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. (Ảnh minh họa)

Các bệnh lý do ảnh hưởng của nhiệt độ được chia theo các mức độ từ nhẹ đến nặng tùy tình trạng tiếp xúc với thời tiết nắng nóng, nhiệt độ môi trường xung quanh, thời lượng và mức độ công việc nặng nhọc của một người. Thời tiết nắng nóng có thể gây ra 6 vấn đề thường gặp như:

Phù

Phát ban

Chuột rút

Ngất xỉu

Kiệt sức

Sốc nhiệt (đột quỵ do nhiệt)

Nếu bạn đang ở giữa mùa hè nóng bức và không có điều hòa thì thử tham khảo ngay những cách làm mát dưới đây để hạ nhiệt cho cơ thể:

Uống đủ nước

Theo Wendell Porter, giảng viên cao cấp về nông nghiệp và sinh học tại Đại học Florida (Mỹ), khi bạn nóng phừng phừng, nạp nước cho cơ thể là bước đầu tiên và quan trọng nhất để làm cơ thể mát lại. 

Nhiệt độ của nước không quan trọng vì cơ thể bạn sẽ làm ấm nước. Nếu cơ thể bị nóng và cần điều hòa lại thân nhiệt, nó sẽ không thực hiện được việc đó nếu thiếu độ ẩm bởi cơ thể tự làm mát bằng cách đổ mồ hôi. 

Uống nước là cách đơn giản giúp làm mát cơ thể nhanh. (Ảnh minh họa)

Uống nước là cách đơn giản giúp làm mát cơ thể nhanh. (Ảnh minh họa)

Tắm nước lạnh

Tắm dưới làn nước lạnh từ vòi sen hay ngâm bồn đều giúp làm mát cơ thể bạn bằng cách làm giảm nhiệt độ trung tâm. Để có thêm cảm giác mát lạnh, bạn có thể sử dụng xà phòng bạc hà. Chất menthol trong tinh dầu bạc hà kích hoạt cơ quan thụ cảm ở não nói với cơ thể rằng bạn vừa ăn hay cảm thấy lạnh. 

Quấn, áp khăn vải vào cổ hay cổ tay. 

Đặt một tấm vải lạnh hay túi đá lên cổ tay hay quấn nó quanh cổ để làm mát cơ thể. Các điểm xung này là khu vực mạch máu rất gần với da, vì vậy bạn sẽ thấy mát nhanh hơn. 

Sử dụng quạt bàn

Đặt những chiếc quạt bàn hướng ra cửa sổ phòng bạn ở để quạt hơi nóng ra ngoài và đưa không khí mát vào bên trong. 

Kết hợp với việc dùng quạt, vào buổi sáng và tối, khi không khí dịu mát hơn, mở các cửa sổ ở khắp các phía trong nhà để tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống thông gió theo chiều ngang. Nên đóng cửa lại khi mặt trời lên cao.

Nghỉ ngơi ở gần quạt cũng giúp giảm nhiệt độ cơ thể. 

Che rèm hay mành

Nếu nhà bạn có các cửa sổ hướng ra phía mặt trời vào buổi sáng lẫn chiều, kéo rèm hay mành che có thể giúp ánh nắng không chiếu trực tiếp vào nhà và hạ bớt nhiệt. 

Bạn cũng có thể lắp đặt hệ thống rèm cản nắng để cách nhiệt căn phòng và giảm khả năng nhiệt độ tăng lên trong ngày. 

Tận hưởng những món lạnh

Ăn kem hay trái cây lạnh có thể giúp bạn thấy mát mẻ đôi chút. Nhưng đừng ăn quá nhiều đường bởi nó sẽ khiến bạn càng thêm nóng. 

Đường có thể thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể và bạn sẽ cảm thấy nóng từ bên trong. Vì vậy, ăn đồ lạnh không có vấn đề gì nhưng ăn đồ nhiều đường thì không nên.

Khi chọn món lạnh để giải khát, nên tránh những đồ ăn thức uống nhiều đường. (Ảnh minh họa)

Khi chọn món lạnh để giải khát, nên tránh những đồ ăn thức uống nhiều đường. (Ảnh minh họa)

Khi ngủ mặc đồ mềm mại, thoáng khí

Cotton là một trong những chất liệu thoáng mát nhất, vì vậy, ngoài đồ ngủ, bạn nên dùng ga giường hay chăn bằng cotton để cơ thể mát mẻ suốt đêm.  

Mật độ dệt (tổng số sợi ngang và dọc) của vải cotton càng thấp thì nó càng thoáng mát. Bạn nên chú ý khi lựa chọn. 

Ngủ ở tầng hầm

Nếu bạn không thể ngủ thẳng đêm vì quá nóng, thử nằm ở nơi khác ngoài phòng ngủ, nếu có khả năng. Hơi nóng đi lên, vì vậy nếu bạn có một nơi thấp hay tầng hầm trong nhà, có thể sắp xếp nơi đó làm góc ngủ sẽ tốt hơn. 

Đừng để quần áo hay chăn mỏng vào ngăn mát hay ngăn đá để giữ mát

Một số người bảo nhau làm lạnh bít tất, chăn, quần áo ướt rồi mặc đi ngủ để giữ mát cơ thể khi không có điều hòa. Đây không phải là ý kiến hay.

Với mức năng lượng các đồ này có thể hấp thụ từ cơ thể bạn, chúng sẽ ấm lên chỉ vài phút. Và sau đó, chúng có thể sinh ẩm mốc và cảm giác khó chịu. Vì vậy bạn không nên làm theo cách này.

Đóng cửa chính và các phòng không dùng tới

Nếu có khu vực nào đó trong nhà không ai sử dụng thì nên đóng chặt các cửa lại để khu vực được làm mát thu hẹp và giúp bạn mát mẻ hơn. 

 Sử dụng quạt hút trong bếp và phòng tắm

Khi bạn nấu nướng hay tắm nước nóng, khí nóng trong nhà thường tăng lên. Biện pháp bật quạt hút ở bếp và phòng tắm có thể khắc phục tình trạng này.

Nấu vào buổi sáng, bằng nồi nấu chậm hay nấu bên ngoài

Nhiệt từ bếp, lò nướng có thể lan khắp ngôi nhà. Hãy giữ cho nhiệt tập trung ở một góc, chẳng hạn như dùng nồi nấu chậm, nồi áp suất, hoặc nếu nướng thì thực hiện ở bên ngoài nhà để nhiệt nóng không “hun” trong phòng. 

Giám đốc BV Thể thao cảnh báo nguy cơ khi tập thể dục mùa nắng nóng
Tập thể dục tốt cho sức khỏe, nhưng trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay nếu tập luyện không đúng cách có thể đối mặt với nhiều mối nguy...

Nắng nóng đỉnh điểm

Theo Yên Minh (Dịch từ Cnn)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe