Ngủ kiểu này chẳng khác gì "giấc ngủ rác", nó thậm chí còn tồi tệ hơn chứng mất ngủ

MINH MINH - Ngày 21/02/2022 19:10 PM (GMT+7)

Nếu thường xuyên có những "giấc ngủ rác" như dưới đây thì sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng không hề nhỏ.

Mỗi sáng thức dậy bạn có nghĩ mình đã ngủ đủ giấc không? Một số người rất nhanh chìm vào giấc ngủ mới đặt lưng xuống giường nhưng khi thức dậy lại cảm thấy mệt mỏi, mất sức... Các nhà khoa học cho rằng những "giấc ngủ rác" như vậy còn đáng sợ hơn cả chứng mất ngủ.

"Giấc ngủ rác" giống như "thực phẩm rác" vậy, nó đặc biệt đề cập đến vấn đề thời gian ngủ không đủ và chất lượng giấc ngủ kém. Không chỉ mất ngủ mới gây hại cho sức khỏe, nếu bạn ngủ không ngon thì cũng sẽ có tác hại tương tự.

Ngủ kiểu này chẳng khác gì amp;#34;giấc ngủ rácamp;#34;, nó thậm chí còn tồi tệ hơn chứng mất ngủ - 1

Nhiều người vẫn thường xuyên có những "giấc ngủ rác" mà không hề hay biết, vậy giấc ngủ như thế nào thì bị gọi là "rác"?

(1) Ngủ gật trong khi xem TV, nghe nhạc hoặc chơi trò chơi điện tử;

(2) Bắt buộc bản thân phải đi ngủ và thức dậy vào buổi sáng theo mốc thời gian nhưng mốc thời gian này lại luôn được điều chỉnh;

(3) Sau khi thức dậy lại muốn ngủ tiếp nên tiếp tục kéo dài thời gian ngủ;

4) Đêm thức khuya, ngủ bù vào ban ngày, ngủ bù vào cuối tuần;

(5) Áp lực công việc nhiều, bạn phải tăng ca vào ban đêm, ngủ ngay sau khi làm việc cường độ cao.

Tác hại của "giấc ngủ rác"

Thường xuyên có những "giấc ngủ rác" như trên lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ. Theo Hiệp hội giấc ngủ của Anh, ngủ không đủ có thể:

- Làm cho bạn béo lên: Những người ngủ bốn giờ mỗi đêm hoặc ít hơn có nguy cơ bị thừa cân cao hơn 73% so với những người ngủ đủ. Ngay cả khi bạn ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm, bạn có nguy cơ bị thừa cân cao hơn 25% so với những người ngủ lâu hơn.

Ngủ kiểu này chẳng khác gì amp;#34;giấc ngủ rácamp;#34;, nó thậm chí còn tồi tệ hơn chứng mất ngủ - 2

- Tăng cảm giác thèm ăn (cũng khiến bạn tăng cân): Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Bristol (Anh) phát hiện ra rằng những người ngủ trong 5 giờ có nhiều hơn 15% một loại hormone gọi là ghrelin, làm tăng cảm giác thèm ăn so với những người ngủ trong 8 giờ. Trong khi đó, những người ngủ ngắn cũng có ít leptin hơn 15%, một loại hormone ngăn chặn sự thèm ăn.

- Bắt chước quá trình lão hóa: Trên thực tế, các nhà nghiên cứu của Đại học Chicago (Mỹ) đã phát hiện ra rằng ngủ 4 tiếng mỗi đêm trong suốt 7 đêm (hoặc dưới 7 đêm) cản trở khả năng xử lý và lưu trữ carbs, đồng thời điều chỉnh mức độ hormone - tất cả đều có thể dẫn đến lão hóa.

- Tác động đến bộ não của bạn: Theo chuyên gia về giấc ngủ người Canada Stanley Coren, bạn sẽ mất một điểm IQ cho mỗi giờ mất ngủ mà bạn không có được vào đêm hôm trước.

Không chỉ gây ra những hậu quả về sức khỏe, thiếu ngủ còn có thể làm ra những điều tồi tệ hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể làm giảm khả năng phán đoán của chúng ta tương tự như ảnh hưởng của rượu. Theo nghiên cứu năm 2016 từ Quỹ An toàn Giao thông AAA, việc thiếu ngủ 2-3 tiếng mỗi đêm làm tăng gấp 4 lần nguy cơ bị tai nạn ô tô. 

Thời gian ngủ bao nhiêu là phù hợp?

Ngủ kiểu này chẳng khác gì amp;#34;giấc ngủ rácamp;#34;, nó thậm chí còn tồi tệ hơn chứng mất ngủ - 3

Hiệp hội Giấc ngủ Anh khuyến cáo rằng thời gian ngủ tốt nhất là 14-15 giờ cho trẻ dưới 1 tuổi, 12-14 giờ cho trẻ 1-3 tuổi, 10-12 giờ đối với trẻ 3-6 tuổi, 10-11 giờ đối với trẻ 7-12 tuổi, 8-9 giờ đối với thanh thiếu niên 12-18 tuổi, 7-9 giờ đối với người lớn 18-65 tuổi và 7-8 giờ đối với người lớn trên 65 tuổi.

Mặc dù thời gian ngủ của một số người có thể ít hơn thời gian ngủ được khuyến nghị nhưng họ lại có chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Thực tế, luôn có sự khác biệt giữa các cá nhân, không có một tiêu chuẩn chính xác nào cho mọi người. Để biết bạn có ngủ đủ hay không, bạn có thể xem liệu sau một đêm ngủ, bạn có cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng vào ngày hôm sau hay không. 

Người Nhật ngủ ít nhất trên thế giới nhưng họ có 1 thói quen giúp giấc ngủ chất lượng hơn
Nhật là một trong những quốc gia có giấc ngủ ít nhất thế giới nhưng họ vẫn có tuổi thọ cao nhờ lối sống lành mạnh và một thói quen khi ngủ rất đáng...

Sống khỏe

MINH MINH (Dịch từ Abulowang)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe