Xuất hiện một số dấu hiệu bất thường khi đi bộ là điềm báo quan trọng để bạn nhận biết sức khỏe tuổi thọ của mình.
Đi bộ là một trong những cách tập thể dục được nhiều người lựa chọn nhất như đi bộ sau bữa ăn, đi bộ khi đi làm và đi bộ sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đi bộ không chỉ rèn luyện thân thể mà còn nâng cao khả năng miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật.
Tuy nhiên cũng có một số người xuất hiện những biểu hiện bất thường khi đi bộ, những biểu này ngày càng rõ rệt theo thời gian, thậm chí nhiều người còn không thể đi lại được. Do đó, có 6 dấu hiệu này khi đi bộ, mọi người cần cảnh giác với những căn bệnh nguy hiểm dưới đây có thể khiến tuổi thọ của bạn bị rút ngắn.
Sáu biểu hiện bất thường khi đi bộ
1. Thường xuyên chóng mặt và đau đầu khi đi bộ
Khi xuất hiện tình trạng này, mọi người cần cảnh giác có thể xảy ra các bệnh lý nội sọ, thường gặp nhất là bệnh mạch máu não. Đó là do mạch máu não bị hẹp dẫn đến lượng máu và oxy không được cung cấp đủ, bị tiêu hao thêm khi đi bộ.
2. Thường xuyên cảm thấy tê và yếu một bên tay chân
Những người có biểu hiện tê, yếu tay chân một bên, thậm chí không thể đi lại bình thường, cần phải hết sức cảnh giác. Bởi vì đây rất có thể là dấu hiệu quan trọng của đột quỵ, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện khám kịp thời.
3. Luôn cảm thấy bước đi không ổn định khi đi bộ
Khi đi bộ luôn cảm thấy bước đi không ổn định cũng cần phải chú ý. Thông thường, khi đi bộ sẽ cần sự kiên trì và dẻo dai nên các bước đi rất uyển chuyển với tốc độ linh hoạt. Tuy nhiên, nếu hệ thần kinh không ổn định thì các bước đi sẽ rất loạng choạng, dáng đi cũng dễ bị đổ, xiêu vẹo, không vững vàng. Khi đó, cần cảnh giác với các bệnh về mạch máu. Đây cũng là hiện tượng thường gặp ở những người mắc bệnh Parkinson. Nếu bạn gặp phải dấu hiệu này thì nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe của mình ngay.
4. Luôn cảm thấy tức ngực, khó thở khi đi bộ
Nếu đi bộ luôn cảm thấy tức ngực, lúc này cần phải cảnh giác với bệnh tim, trong đó thường gặp nhất là những cơn đau thắt ngực do bệnh tim mạch vành gây ra. Bạn có thể sử dụng phương pháp tự kiểm tra, đi bộ 150 mét trong một nhịp thở trên đường bằng phẳng, nếu không có cảm giác khó chịu thì chứng tỏ tim mạch còn tốt.
Ngoài ra, những người mắc bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi… cũng có thể có dấu hiệu khó thở, tức ngực khi đi bộ.
5. Luôn cảm thấy đau bụng, chướng bụng khi đi bộ
Một số bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa sẽ thấy đau bụng, chướng bụng khi nhu động tiêu hóa tăng lên khi đi bộ. Ngoài ra, những bệnh nhân ung thư tuyến tụy khi đi bộ sẽ đau bụng dữ dội hơn.
6. Luôn cảm thấy đau nhức các khớp khi đi bộ
Đi bộ tuy là một môn thể dục nhẹ nhàng nhưng cần có sự phối hợp của các khớp xương toàn thân, đặc biệt là khớp gối và cột sống thắt lưng. Nếu cảm thấy đau nhức xương khớp khi đi bộ, bạn phải cảnh giác với bệnh khớp.
Đi bộ đúng cách có thể giúp sống lâu hơn, ngoài ra, đi bộ còn phản ánh sức khỏe của cơ thể và tuổi thọ. Nếu bạn không có 6 triệu chứng trên khi đi bộ, chúc mừng bạn vẫn rất khỏe mạnh.
Một số lưu ý khi đi bộ để khỏe mạnh hơn
Các cách đi bộ:
- Đi bách bộ: Người làm việc nhà, hoặc sinh hoạt trong nhà, người bị bệnh tim mạch (nên đi trong nhà); trẻ em đến trường.
- Đi vừa phải, chân bước tay vung ngang ngực (như bộ đội duyệt binh) phù hợp cho người sức khỏe bình thường, hoặc người mắc bệnh nhẹ.
- Đi chậm: Người béo phì, mang thai 3 tháng cuối, ốm nặng mới hồi phục có thể đi kiểu này.
- Đi nhanh, sải chân dài, chân bước tay vung: Tốc độ 80 - 100 bước/phút. Năng lượng tiêu hao 270kcal/giờ. Bài tập này phù hợp với người khỏe, thừa cân.
- Leo cầu thang: Người khỏe mạnh làm việc trong nhà nhiều tầng.
- Đi bộ trên máy tập.
Việc không nên làm khi đi bộ
- Không nói chuyện (hại sức khỏe, tổn chân khí).
- Không suy nghĩ lung tung, mà phải tập trung chú ý vào hơi thở và bước đi.
- Không dắt trẻ em hoặc dắt tay người khác.
- Không cầm thứ gì ở tay (nếu mang theo ô hoặc áo mưa, nước uống... thì cho vào túi có quai dài đeo trên vai).
Chú ý: Môi trường đi bộ cần trong lành, không nắng gắt.