Chỉ vì không cẩn thận trong lúc chế biến tôm, khiến người đàn ông bị nhiễm khuẩn suýt phải cắt cụt tay. Cảnh báo mọi người lưu ý loại vi khuẩn này.
Cách đây vài ngày, ông Ngô 64 tuổi, đến từ Hạ Môn, Trung Quốc khi đang làm sạch tôm tại nhà, ngón tay cái bên phải không cẩn thận bị đuôi tôm đâm vào. Ông Ngô nói, khi đó không có chảy máu, thậm chí không quá đau… vì vậy ông không quan tâm, sau đó ông lại tiếp tục nấu ăn. Tuy nhiên, vài ngày sau đó, ngón tay cái bắt đầu sưng lên, vì lo lắng có vấn đề, ông Ngô đã đến bệnh viện để chẩn đoán. Bác sĩ nói với ông Ngô, không có vấn đề gì nghiêm trọng, chỉ cần băng bó là xong.
Ông Ngô bị đuôi tôm đâm vào ngón tay cái.
Sau khi trở về nhà, ông Ngô bắt đầu bị sốt, toàn bộ cơ thể mệt mỏi, vài ngày liên tiếp đều ở trạng thái mê man, không chỉ vậy, còn xuất hiện tình trạng ớn lạnh, không muốn ăn. Đến ngày thứ 9, khi đứng dậy uống nước, ông Ngô bất ngờ ngã xuống đất, răng đập vào thành giường và gãy 3 cái răng. Khi người nhà phát hiện, cánh tay của ông Ngô đã tím tái, mọi người nhanh chóng đưa ông vào viện cấp cứu.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện ra rằng ngón cái tay bên phải đã có mủ, biến đổi thành màu tím, cánh tay phải cũng xuất hiện mụn nước, vô cùng nguy hiểm. Từ đó, bác sĩ nhanh chóng tiến hành cấp cứu.
Ông Ngô bị nhiễm vi khuẩn Vibrio Vulnificu.
Kết quả xét nghiệm tại bệnh viện cho thấy ông Ngô bị nhiễm vi khuẩn nghiêm trọng, chức năng gan thận bi suy yếu, mất nước natri thấp, bạch cầu và protein phản ứng C tăng cao, và các tế bào bạch cầu đạt đến đơn vị 35,0x10 ^ 9 / L rất đáng kinh ngạc, (trong đó các tế bào bạch cầu bình thường là 3,50 ~ 9,50 x 10 ^ 9 / L), nếu điều trị chậm trễ, e rằng ông Ngô có thể bị cắt cụt chi.
Kết quả của các mẫu xét nghiệm cuối cùng cho thấy ông Ngô bị nhiễm khuẩn Vibrio Vulnificu. Vào ngày thứ 2 sau phẫu thuật, bác sĩ kiểm tra, các chỉ số tương quan trong cơ thể của ông Ngô đã suy giảm. Tuy nhiên, 5 ngày sau, tình trạng bệnh của ông Ngô lại tái phát, mủ đã tràn lan ra khuỷu tay phải. Nhìn tử bên ngoài, bác sĩ không thể phát hiện màu ban đầu của da, tất cả đã biển đổi sang màu tím đậm.
Bác sĩ phải thực hiện một ca phẫu thuật khẩn cấp cho bệnh nhân một lần nữa và rạch cẳng tay phải của bệnh nhân thành hai vết rạch lớn, mỗi vết rạch dài hơn 10 cm, được sử dụng để dẫn mủ trong cơ thể ra ngoài.
Bác sĩ phải rạch 2 vết ở cảng tay của ông Ngô để dẫn mủ ra ngoài
Bác sĩ tham gia cho biết: "Khi phẫu thuật được nhìn thấy gân bên trong đã bị hư, chất độc thậm chí lan đến khớp xương, còn khoảng 13cm nữa sẽ lan đến ngực. May mắn thay, sau khi điều trị kịp thời, các chỉ số trong cơ thể ông Ngô đã trở lại bình thường và về cơ bản đã hồi phục”.
Vibrio Vulnificu là gì?
Vibrio Vulnificu, còn được gọi là Vibrio biển, là một loại vi khuẩn sống tự do trong môi trường ven biển, nó phát triển trong nước mặn ở nhiệt độ 20 độ C. Một khi bị nhiễm vi khuẩn, bệnh phát triển nhanh chóng. 75% bệnh nhân tử vong do rối loạn chức năng nội tạng trong vòng 48 giờ sau khi nhập viện. Nó được gọi là "kẻ giết người thầm lặng trong đại dương" và mùa hè là thời gian dễ nhiễm khuẩn nhất.
Theo báo cáo, Vibrio Vulnificus có hai cách lây nhiễm, một là ăn phải thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín (đặc biệt là hàu), nguy hiểm không phải dẫn đến viêm ruột, mà là dẫn đến viêm mô và nhiễm trùng huyết, tỷ lệ tử vong cao tới 50% trở lên. Những người ăn hải sản bị nhiễm Vibrio vulnificus, bao gồm cả động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, có thể bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn và sốt.
Khuần Vibrio Vulnificu
Một con đường lây nhiễm khác là khi da bị tổn thương tiếp xúc với nước biển hoặc nếu hải sản đâm vào da và bị nhiễm trùng. Vi khuẩn lây lan rất nhanh qua da, gây lở loét da, dẫn đến viêm vơ, gây ra hoại thư nghiêm trọng, sau đó là nhiễm trùng huyết.
Khi xử lý hải sản, hãy đeo găng tay để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn, hải sản nên được nấu chín trước khi ăn, vi khuẩn Vibrio có thể bị giết bởi nhiệt độ cao.
Những người có vết thương hở tránh tiếp xúc với muối hoặc nước lợ, hoặc băng vết thương với một băng không thấm nước.
Nếu bạn bị sốt và viêm da sau khi tiếp xúc với hải sản, bạn nên tìm tư vấn y tế kịp thời, điều trị sớm. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến vùng biển nơi chất lượng nước kém, sau khi tiếp xúc, rửa sạch cơ thể bằng nước sạch.