Theo giới chuyên môn, bệnh Alzheimer là một thể thông thường liên quan đến chứng mất trí nhớ ở những người lớn tuổi.
Bệnh Alzheimer tác động tới những phần của não bộ có nhiệm vụ kiểm soát khả năng suy nghĩ, trí nhớ và ngôn ngữ của con người, đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù, các nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu về căn bệnh này, song cho đến nay, họ vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây nên bệnh Alzheimer.
Mặc dù, các nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu về căn bệnh này, song cho đến nay, họ vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây nên bệnh Alzheimer (Ảnh minh họa)
Ai dễ mắc bệnh Alzeheimer?
Các chuyên gia cho biết, những người trẻ tuổi thường ít mắc phải căn bệnh này. Bệnh Alzheimer thường bắt đầu phát triển ở những người trên 60 tuổi và nguy cơ này càng gia tăng ở những giai đoạn tiếp theo sau đó. Theo thống kê tại Mỹ, khoảng 5% đàn ông và phụ nữ, một nửa trong số đó có độ tuổi từ 65 đến 74 và một nửa có độ tuổi từ 85 trở lên, bị bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng, bệnh Alzheimer có thể phát triển ở hầu hết các lứa tuổi, không chỉ riêng tuổi già.
Nguyên nhân gây bệnh
Cho tới thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân gây nên bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, họ cho rằng không phải chỉ có một nguyên nhân riêng lẻ nào, mà có thể do vài yếu tố nguy cơ khác nhau kết hợp tạo nên căn bệnh này. Trong đó, tuổi tác là yếu tố nguy cơ dẫn đầu làm phát triển bệnh Alzheimer. Số người mắc bệnh này tăng gấp đôi sau mỗi năm năm, kể từ độ tuổi 65 trở đi.
Tiền sử gia đình là yếu tố nguy cơ kế tiếp gây bệnh. Các nhà khoa học tin rằng, yếu tố di truyền đóng vai trò then chốt trong việc làm phát triển bệnh Alzheimer.
Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra chính xác các nguyên nhân gây bệnh Alzheimer. Ngoài yếu tố di truyền, họ đang nghiên cứu đến trình độ giáo dục, chế độ ăn và môi trường sống để tìm xem đâu là nguyên nhân quan trọng trong việc làm phát triển bệnh Alzheimer.
Y học ngày càng tìm ra nhiều bằng chứng xác định rằng, một vài yếu tố nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ, như chứng cao huyết áp, cao cholesterol, hàm lượng folate trong máu thấp cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Giới chuyên môn cho biết, những người thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, tăng cường các hoạt động tinh thần và thể chất có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ cơ thể chống lại căn bệnh Alzheimer.