Nữ bác sĩ tuổi Thìn với cuộc đời nhiều ngã rẽ truân chuyên và bí mật để giữ nụ cười lạc quan ở tuổi U80

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 10/02/2024 13:56 PM (GMT+7)

Là người phụ nữ cá tính, luôn hết mình với công việc nhưng bác sĩ Dung không bao giờ quên nhiệm vụ chăm sóc gia đình. Giờ đây ở tuổi U80 bà mới có những giây phút sống cho riêng mình.

Nữ bác sĩ cá tính, cả tuổi trẻ dù lận đận vẫn luôn mỉm cười

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung sinh năm Nhâm Thìn (1952) nhưng nếu nhìn vào tính cách, sắc mặt, làn da, ít ai nghĩ nữ bác sĩ đang ở tuổi U80. Hàng ngày, ngoài những giờ khám bệnh, bà Dung vẫn đi xe buýt hàng chục cây số, rong ruổi khắp Hà Nội để gặp bạn bè, người thân. Những ngày khác, bà dành thời gian cho bản thân tại tư gia để trồng hoa, thưởng trà và nấu những món ăn yêu thích.

Nhìn vào tính cách và cuộc sống hiện tại, ít ai ngờ nữ bác sĩ từng có những chặng đường đời đầy chông gai. Thế nhưng, với sự tin tưởng và tình yêu của người chồng quá cố, cùng sự quyết đoán, luôn có tư tưởng sống tích cực, bà đã vượt qua tất cả.

Cuộc đời trải qua nhiều sóng gió nhưng với tinh thần sống tích cực, nữ bác sĩ tuổi Thìn đã từng bước vượt qua.

Cuộc đời trải qua nhiều sóng gió nhưng với tinh thần sống tích cực, nữ bác sĩ tuổi Thìn đã từng bước vượt qua.

Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, khi sự nghiệp đang phát triển, bác sĩ Lê Thị Kim Dung thuộc diện được quy hoạch làm lãnh đạo quản lý tại bệnh viện mình công tác. Tuy nhiên, thời đó - giai đoạn bắt đầu chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường nên kinh tế khó khăn, bà Dung quyết định nghỉ công việc nhà nước, cùng chồng đưa con sang Ba Lan lập nghiệp.

Sang Ba Lan, nhờ biết kinh doanh, buôn bán, cuộc sống của gia đình bà ban đầu sung túc hơn, nhưng vào những năm 2000, việc buôn bán khó khăn, chồng bị ốm không giúp được gì nhiều trong việc kinh doanh khiến kinh tế gia đình bà xuống dốc.

Đến giờ nghĩ lại tôi vẫn không thể tin rằng, có thời điểm tôi trắng tay tới mức không đủ tiền đóng học cho con, phải viết thư cho hiệu trưởng để trình bày hoàn cảnh, xin bảo lãnh cho con”, bà Dung nhớ lại và tâm sự thêm rằng, chính sự khó khăn đó nên vợ chồng bà đã quyết định về nước vào giữa thập niên 2000.

Bác sĩ Kim Dung cùng chồng và con nhỏ khi sinh sống ở Ba Lan. Ảnh: NVCC

Bác sĩ Kim Dung cùng chồng và con nhỏ khi sinh sống ở Ba Lan. Ảnh: NVCC

Về lại Việt Nam với hai bàn tay trắng, bà Dung chưa biết phải làm gì để nuôi sống gia đình, khi bệnh tình của chồng ngày càng nặng. Trong cơn bĩ cực ấy, bà được một người bạn khuyên quay lại hành nghề y. Lúc đó trong đầu bà rất mông lung, nhưng rồi được chồng động viên, bà đã quyết quay lại với nghề.

Tôi nhớ khi đó bạn tôi cho vay một triệu để chuẩn bị mở phòng khám. Nói như vậy để thấy rằng tôi khó khăn đến mức nào, khi không có nổi một triệu trong tay. Cầm tiền rồi mà chính tôi cũng nghi ngờ bản thân không biết có làm nên cơm cháo gì không. Khi tôi vẫn còn đắn đo thì chồng ân cần: “Anh tin em sẽ làm được. Chỉ vài tháng thôi mọi thứ sẽ khác”. Câu nói đó đã tiếp thêm động lực rất lớn để tôi cô gắng vượt qua những khó khăn”, bác sĩ Dung tâm sự.

Bác sĩ Dung được nhiều bệnh nhân tin cậy, yêu mến - đây là động lực giúp bà gắn bó với nghề y.

Bác sĩ Dung được nhiều bệnh nhân tin cậy, yêu mến - đây là động lực giúp bà gắn bó với nghề y. 

Đúng như chồng bà nhận định, với sự nỗ lực, tận tâm và tư vấn khám chữa bệnh hết mình, công việc của bác sĩ Dung rất thuận lợi, chỉ sau vài tháng mọi thứ đã “vào guồng”. Khó khăn về kinh tế trước đó đã dần được giải quyết. Cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn nhiều so với thời mới xách vali về nước. 

Giờ đây khi đúc kết lại, bác sĩ Dung nhận định, cả thời thanh xuân của mình giống như một bản nhạc với những nốt thăng trầm. Thế nhưng ở hoàn cảnh nào, nữ bác sĩ này cũng luôn nở nụ cười, thể hiện cá tính của mình vì với bà: “Khóc là yếu đuối, gục ngã sẽ là dấu chấm hết của cuộc đời”.

Tuổi trẻ hết lòng vì chồng con và quyết sống cho riêng mình ở tuổi U80

Tưởng rằng khi kinh tế được vực dậy, con cái trưởng thành, vợ chồng bác sĩ Lê Thị Kim Dung sẽ có những khoảng thời gian bên nhau, cùng đi du lịch, an hưởng tuổi già. Vậy mà, cuộc sống chẳng như mơ khi bệnh tật vẫn chẳng buông tha cho chồng bà. Suốt nhiều năm sau đó, nữ bác sĩ phải gánh hai vai khi vừa lo kinh tế, vừa lo chăm chồng và chỉ cố gắng chắt chiu chút thời gian ít ỏi cho bản thân.

Mọi người có thể tưởng tượng rằng, công việc khám bệnh đã áp lực vô cùng, rồi về nhà lại chăm chồng yếu liệt, không thể tự vệ sinh thì sẽ như thế nào? Khi đó, nếu một người phụ nữ không biết cân bằng, không tìm cách giải tỏa liệu có trụ nổi không?”, bà Dung nói.

Bác sĩ Dung luôn biết cách hóa giải những áp lực, dành thời gian cho riêng mình nhưng không bao giờ xao nhãng nhiệm vụ của một người vợ.

Bác sĩ Dung luôn biết cách hóa giải những áp lực, dành thời gian cho riêng mình nhưng không bao giờ xao nhãng nhiệm vụ của một người vợ. 

Thời điểm đó, bà Dung chỉ khám bệnh vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày, sau đó ở bên chăm sóc chồng. Thi thoảng, vào buổi tối hay những ngày cuối tuần, bà vẫn cố gắng dành khoảng thời gian ít ỏi cho bản thân. Với tính cách mạnh mẽ, bà không muốn “bó chân” ngồi một chỗ, nên ngoài lúc đi “tám chuyện” với bạn bè để giảm căng thẳng, bà còn đi nhảy đầm tại các câu lạc bộ dành cho người cùng lứa tuổi.

Khi đó chồng ốm nằm nhà, tôi đi nhảy đầm liền bị không ít người xì xào to nhỏ rằng chắc tôi đi tìm "cái lạ”, có người khác bên ngoài. Khi những tin đồn ấy đến tai chồng tôi, trước mặt nhiều người, anh ấy nói: "Dung không bao giờ như vậy. Nếu muốn làm thế, Dung đã làm lâu rồi". Câu nói ấy khiến tôi cảm động và chứng tỏ rằng anh ấy rất hiểu tôi”, bác sĩ Dung tâm sự.

Là người yêu thích và mong muốn sống hòa mình với thiên nhiên, dù ở đâu, bác sĩ Dung luôn tự tay trồng hoa, trồng cây và lấy đó làm niềm vui, giảm tải những áp lực cuộc sống.

Là người yêu thích và mong muốn sống hòa mình với thiên nhiên, dù ở đâu, bác sĩ Dung luôn tự tay trồng hoa, trồng cây và lấy đó làm niềm vui, giảm tải những áp lực cuộc sống. 

Sau bao năm tháng khó khăn, có lúc khỏe, có lúc yếu, nhưng hai vợ chồng bác sĩ luôn gắn bó, đồng hành bên nhau. Cách đây vài năm, chồng bà Dung đã qua đời vì bạo bệnh. Thời khắc tiễn đưa chồng về thế giới bên kia, dù rất buồn vì mất đi người đàn ông hiểu và yêu thương mình nhất nhưng bà Dung vẫn tự an ủi: "Đó là cách giải thoát tốt nhất cho anh khỏi những cơn đau của bệnh tật”. Chồng mất, các con cũng có cuộc sống riêng, bà tiếp tục cộng tác với bệnh viện để khám và tư vấn cho mọi người và lấy đó làm niềm vui.

Đặc biệt, gần đây, nữ bác sĩ tuổi Thìn đã quyết định chuyển nhà từ nội thành về khu đô thị một tỉnh lân cận Hà Nội sinh sống. Bác sĩ Dung chia sẻ, cuộc sống mơ ước của bà là được sống và hòa mình với thiên nhiên, hơn nữa cả cuộc đời bà trải qua bao sóng gió gập ghềnh, nên mong muốn cuối đời được sống vì mình, cho riêng mình.

Bí quyết để vượt qua sóng gió cuộc đời của bác sĩ Dung là hãy luôn mỉm cười và đừng bao giờ gục ngã.

Bí quyết để vượt qua sóng gió cuộc đời của bác sĩ Dung là hãy luôn mỉm cười và đừng bao giờ gục ngã. 

Bà cho rằng, dù cuộc sống khó khăn, áp lực đến đâu, cứ tin rằng tương lai còn nhiều ngã rẽ cho mình lựa chọn, miễn là bản thân không gục ngã. Hơn thế nữa, hãy cứ mỉm cười để tự an ủi, động viên mình vượt qua khó khăn, đó chính là liều thuốc tinh thần tốt nhất.

Dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng bác sĩ Dung tâm sự rằng, bà vẫn còn làm việc và làm đến khi nào sức khỏe không cho phép mới dừng lại. Hiện nữ bác sĩ đang nhận khám không lương cho một cơ sở y tế tại khu vực bà mới chuyển tới sống. 

Nữ bác sĩ tuổi Thìn với cuộc đời nhiều ngã rẽ truân chuyên và bí mật để giữ nụ cười lạc quan ở tuổi U80 - 7

Phụ nữ đến tuổi nào thì tắt hứng yêu? Nữ bác sĩ tiết lộ cách đơn giản giúp chị em giữ sức xuân
Nhiều phụ nữ qua tuổi 40 tuổi bắt đầu chán "yêu” nhưng cũng không ít người vẫn giữ được khát khao đôi lứa, vì sao vậy?

Quan hệ tình dục

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cùng Eva - Tết thăng hoa