Nữ sinh tự hại bản thân vì không chấp nhận là "kẻ về nhì", bác sĩ cũng quặn lòng khi chứng kiến

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 02/06/2024 11:40 AM (GMT+7)

Dù kết quả học tập luôn ở top đầu của lớp, cô nữ sinh vẫn không bằng lòng và cho rằng mình kém cỏi, từ đó có hành động tự hành hạ bản thân.

Ths.BS Nguyễn Hồng Bách

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Bách hiện đang là Giám đốc Viện Tâm lý học và Truyền Thông, thuộc Hội Tâm lý học Việt Nam. 

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Thu Hà (19 tuổi), đang là sinh viên đại học năm nhất tại Hà Nội. Hà cao ráo, có làn da trắng, gương mặt xin xắn nên được nhiều người theo đuổi. Thế nhưng, cô khước từ mọi lời tỏ tình, sống khép kín và chỉ tập trung vào việc học.

Học kỳ I, Hà đứng đầu lớp về thành tích học tập, cô rất tự hào về điều này. Sang học kỳ II, Hà vẫn nỗ lực học tập, nhưng chỉ đứng thứ 2. Kết quả đó khiến cô không hài lòng và cho rằng, không phản ánh đúng sức học của mình.

Trong đầu Hà luôn đặt ra những câu hỏi: Vì sao mình lại là kẻ về nhì? Kết quả đó không đúng với sức học của mình? Hay là có sự thiên vị nào đó? Suy nghĩ nhiều khiến Hà mất ngủ, hồi hộp, tức ngực và cảm giác ngột ngạt, khó thở.

Nữ sinh cho là mình yếu kém nên tự hại bản thân. Ảnh minh họa.

Nữ sinh cho là mình yếu kém nên tự hại bản thân. Ảnh minh họa. 

Vốn là người sống khép kín, khi gặp tình trạng như vậy Hà không biết chia sẻ cùng ai. “Đang là người xếp thứ nhất, giờ lại tụt hạng nên chia sẻ với bạn thì xấu hổ, nói với bố mẹ thì sợ bố mẹ buồn”, Hà tâm sự và cho biết, để giải quyết áp lực trong suy nghĩ, cô gái trẻ đã tự rạch những vết đau trên cơ thể. Mỗi lần như vậy, Hà thấy được giải tỏa và dễ chịu hơn nhiều.

Sau nhiều lần như vậy, cơ thể Hà chằng chịt những vết thương, tâm trạng không cải thiện, nên cô phải đi khám tâm lý. Ths.BS Nguyễn Hồng Bách - GĐ Viện Tâm lý học và Truyền thông (Hội Tâm lý Việt Nam) cho biết, khi tiếp nhận cô nữ sinh này có bề ngoài ủ rũ, ánh mắt thất thần, thi thoảng trên môi điểm một nụ cười vô nghĩa và lơ đãng. “Với hình ảnh bề ngoài như vậy, cộng thêm những vết rạch chi chít trên cánh tay và bắp tay khiến lòng tôi quặn lại”, bác sĩ Bách chia sẻ.

Sau khi thăm khám, bác sĩ Bách nhận định, Hà mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân (Self-harm). Theo bác sĩ Bách, với những người mắc hội chứng này thường tự làm đau về cả thể chất và tinh thần với mục đích loại trừ bản thân hay loại trừ những bất toại mà họ đang gặp phải. “Đa số những người mắc hội chứng này, họ coi đó là cách để giải tỏa tâm lý, để làm dịu mọi nỗi đau tinh thần nào đó đang chịu đựng”, bác sĩ Bách nói.

Không chỉ những người bị vấn đề tâm lý, ngay cả người bình thường cũng dễ rơi vào tình trạng tự hủy hoại bản thân. Ảnh minh họa.

Không chỉ những người bị vấn đề tâm lý, ngay cả người bình thường cũng dễ rơi vào tình trạng tự hủy hoại bản thân. Ảnh minh họa. 

Bác sĩ Bách cho biết, hội chứng này không chỉ xảy ra trên những người có tâm lý bất ổn mà cả ở những người bình thường. Ông Bách lấy ví dụ về những người thích xăm mình, họ cảm thấy thú vị khi có một nỗi đau trên cơ thể. Thường những người như vậy có xu hướng bào chữa cho bản thân như tạo một kỷ niệm, ghi một dấu ấn… Tuy nhiên, những trường hợp này thường không nguy hiểm cao như những người có tâm lý bất ổn. Với bệnh nhân trên, sau khi kết hợp các biện pháp trị liệu, tình trạng đã cải thiện hơn nhiều. 

Biểu hiện khi mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân bao gồm:

- Tự cắt, rạch tay, cổ tay với những nhát sắc, nông đủ gây rỉ máu nhưng không gây tổn hại đến tính mạng, bệnh nhân có thể cắt ở nhiều vị trí khác nhau;

- Lao đầu vào tường, tự đánh, tát bản thân;

- Nhổ tóc, cấu rách da;

- Nhịn ăn;

- Tự gây tổn hại về tinh thần như đưa mình vào nhiều hoàn cảnh cấm đoán, để chịu khổ sở... Sau mỗi lần làm tổn hại bản thân bệnh nhân thấy tâm trạng thoải mái hơn, nên có xu thế tái diễn hành động để giải phóng sự ức chế;

- Ngoài ra, nhiều người còn có biểu hiện khác như chán nản, bồn chồn, mệt mỏi, dễ cáu giận, rối loạn giấc ngủ…

Bác sĩ Bách cho biết, hội chứng tự hủy hoại bản thân rất dễ lặp lại, vì thế phải điều trị lâu dài.

Bác sĩ Bách cho biết, hội chứng tự hủy hoại bản thân rất dễ lặp lại, vì thế phải điều trị lâu dài. 

Bác sĩ Bách cho biết, khi mắc hội chứng này có thể điều trị khỏi, nhưng tính bền vững không cao và liệu pháp điều trị thường sẽ phải lặp lại sau 3 tháng. Trong quá trình điều trị luôn phải tạo các cuộc vui để bệnh nhân có nhiều cơ hội giao tiếp với nhiều thực thể khác nhau.

Đồng thời, cha mẹ hãy thể hiện sự yêu thương nhiều nhất với các con mắc bệnh bằng cách gần gũi, chia sẻ. Nếu con đang đi học nên tạm dừng việc học tập cho đến lúc có tín hiệu ổn định...

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Nữ sinh đi khám vì đau bụng, đến viện mới phát hiện mang thai 30 tuần phải vào phòng cấp cứu
Sau khi quan hệ không an toàn, cô gái trẻ mang bầu lúc nào không biết, chỉ đến khi đau bụng đến viện mới phát hiện thai đã khoảng 30 tuần.

Quan hệ tình dục

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ths.BS Nguyễn Hồng Bách