Kỳ kinh nguyệt là thời điểm phụ nữ rất mệt mỏi, đặc biệt là chạm vào 3 vùng này trên cơ thể còn gây bất lợi lớn cho sức khỏe.
Mỗi người phụ nữ bình thường đều trải qua khoảng 400 kỳ kinh nguyệt từ khi hành kinh cho đến khi mãn kinh. Nếu không chăm sóc tốt bản thân trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ rất dễ bị viêm nhiễm vùng kín, thậm chí mắc các bệnh phụ khoa.
Về cơ bản, thể chất của phụ nữ yếu hơn nam giới, trong thời kỳ kinh nguyệt thì khả năng miễn dịch và sức đề kháng của phụ nữ có thể ở mức thấp nhất. Khi "đến tháng", nhiều người còn bị đau bụng kinh, đau lưng, kinh nguyệt không đều… Phần lớn nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là chị em chưa chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt.
Đặc biệt, khi "đèn đỏ", có 3 bộ phận trên cơ thể phụ nữ không nên để đụng chạm tới, kể cả "nửa kia" hay chính bạn, bởi có thể gây hại cho sức khỏe.
1. Lòng bàn chân
Xoa bóp lòng bàn chân trong kỳ kinh rất dễ khiến mất máu nhiều hơn. (Ảnh minh họa)
Lòng bàn chân được gọi là “trái tim thứ 2”, bởi đó là nơi hội tụ đủ các kinh mạch trong toàn bộ cơ thể. Là vị trí tận cùng của cơ thể, lòng bàn chân rất dễ bị lạnh. Thông thường, nên massage hoặc ngâm chân để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu của cơ thể, rất có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, việc làm này không được phép thực hiện khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt. Bởi việc massage có thể khiến việc lưu thông máu bị đẩy nhanh, lượng máu kinh nguyệt tăng liên tục, dẫn đến phụ nữ mất máu quá nhiều và gây thiếu máu, không tốt cho sức khỏe thể chất. Do đó, phụ nữ nên bảo vệ bàn chân và cố gắng không để người khác xoa bóp mạnh vào bộ phận này trong thời kỳ kinh nguyệt.
2. Vùng thắt lưng
Chị em không nên đấm vùng thắt lưng trong kỳ kinh nếu không muốn kéo dài thời gian kinh nguyệt. (Ảnh minh họa)
Vào những ngày "đèn đỏ", do bị sung huyết ở khoang chậu nên phụ nữ thường cảm thấy đau mỏi ở vùng thắt lưng, bụng cẳng chân hoặc đau tức ở phần dưới cơ thể, đau đầu vú, số lần đại tiện tăng lên... Có những phụ nữ còn kèm theo các triệu chứng toàn thân như dễ mệt mỏi, buồn ngủ, phù mặt, tư tưởng, tâm trạng không ổn định... Những triệu chứng đó đều là biểu hiện sinh lý bình thường vào thời kỳ kinh nguyệt, không cần điều trị sẽ hết sau vài ngày.
Theo thói quen, nhiều người lấy tay đấm vào những chỗ đau vì cho rằng như vậy có thể giảm đau mỏi ở lưng và thắt lưng. Nếu lấy tay đấm vào lưng và thắt lưng có thể làm khoang chậu bị sung huyết nặng nề hơn, máu chảy tăng hơn, liên tục và kéo dài thời gian hành kinh.
Mặt khác, trong thời gian kinh kỳ, nhiều phụ nữ có sức đề kháng của toàn thân và cục bộ giảm thấp, mặt vết thương hình thành bóc tách rời màng trong tử cung ra, miệng cổ tử cung lỏng lẻo, nếu thường xuyên bị kích thích đấm vào vùng thắt lưng vừa bất lợi cho việc phục hồi vết thương, rất dễ bị cảm và sinh ra các bệnh phụ khoa. Do vậy, chị em phụ nữ không nên nhờ người khác đấm lưng vào những ngày kinh nguyệt.
3. Vùng rốn
Chọc ngoáy vùng rốn dễ gây hại tử cung. (Ảnh minh họa)
Rốn cũng là nơi kết nối trực tiếp với các kinh mạch khác nhau của cơ thể, nhiều phụ nữ bình thường sẽ dùng tăm bông hoặc dùng ngón tay để làm sạch vùng rốn. Tuy nhiên, việc ngoáy rốn hoặc vệ sinh rốn không đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ da vùng rốn bị tổn thương, viêm nhiễm, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu qua lỗ rốn.
Đặc biệt, rốn cũng lànơi gần nhất với tử cung, chọc ngoáy vùng rốn trong kỳ kinh nguyệt rất nguy hiểm, khiến tử cung bị tổn thương, đồng thời các chất thải, độc tố trong cơ thể phụ nữ không được bài tiết ra ngoài, ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ.
Ngoài ra, trong những ngày "rụng dâu", chị em cũng chú ý không được mặc quần áo hở rốn, khiển vùng rốn dễ nhiếm lạnh, cũng không có lợi cho tử cung.
Ngoài ra phụ nữ cũng cần tránh làm những việc dưới đây trong kỳ kinh nguyệt:
Tránh sử dụng thực phẩm có chất kích thích trong kỳ kinh. (Ảnh minh họa)
Dùng chất kích thích: Trong trà, cà phê có chất tiền acid tannic có thể kết hợp với một số loại thực phẩm hoặc sắt trong máu khiến cho quá trình hấp thụ sắt của cơ thể bị rối loạn và gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Mặt khác, caffeine trong trà và cà phê dễ kích thích hệ thần kinh khiến cho các triệu chứng khó chịu của ngày đèn đỏ trở nên trầm trọng hơn.
Thực phẩm lạnh, tươi sống: Các loại đồ ăn lạnh hoặc thực phẩm tươi sống có tính hàn dễ khiến cho cơ thể bị lạnh nên máu kinh ứ đọng và hậu quả chính là các cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng.
Quan hệ tình dục: Những ngày hành kinh với sự xuất hiện của máu kinh rất dễ tạo cơ hội thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công vùng kín. Nếu quan hệ tình dục trong những ngày này, lượng vi khuẩn càng dễ tăng lên và nguy cơ viêm nhiễm vùng kín càng tăng gây ảnh hưởng không tốt cho vùng chậu và âm đạo phụ nữ.