Rau mùi dễ ăn nhưng chớ dại kết hợp với 3 món này kẻo có ngày nhập viện khẩn cấp

Ngày 03/01/2020 00:14 AM (GMT+7)

Rau mùi là loại gia vị được sử dụng trong rất nhiều món ăn nhưng có 3 món tuyệt đối không nên kết hợp với rau mùi kẻo hại sức khỏe.

Rau mùi được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn khác nhau trên khắp thế giới. Rau mùi hay còn gọi là ngò, ngò rí là loài cây thân thảo sống hằng năm thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc bản địa từ Tây Nam Á về phía tây đến tận châu Phi..

Rau mùi là loại cây gia vị có rất nhiều những lợi ích sức khỏe, nó giúp xử lý các vấn đề tiêu hóa bao gồm đau dạ dày, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, co thắt ruột,... Nó cũng được sử dụng để điều trị bệnh sởi, trĩ, đau răng và đau khớp cũng như nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Một số phụ nữ cho con bú sử dụng rau mùi để tăng lưu lượng sữa. Trong nấu nướng, rau mùi được sử dụng như một loại gia vị ẩm thực và để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Mặc dù rau mùi có rất nhiều công dụng và có thể cho vào nhiều món ăn để bổ sung hương vị. Tuy nhiên, vẫn có những thực phẩm cần tránh kết hợp với rau mùi để không hại sức khỏe.

Rau mùi dễ ăn nhưng chớ dại kết hợp với 3 món này kẻo có ngày nhập viện khẩn cấp - 1

1. Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K có nhiều trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày như súp lơ, trứng, dưa chuột, bắp cải,... Khi nấu ăn, mọi người cần tránh không ăn rau mùi với các thực phẩm giàu vitamin K vì rau mùi có tác dụng phân hủy các enzym trên cơ thể. Nếu kết hợp hai thứ này với nhau sẽ ảnh hưởng đến sự phân hủy và hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đồng thời, ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của rau mùi.

Hơn nữa, việc thường xuyên ăn rau mùi với vitamin K có thể sản sinh một số hóa chất. Do đó, khi ăn rau mùi tốt nhất không ăn với các thực phẩm chứa vitamin K. 

2. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật là món ăn khoái khẩu của không ít người. Món ăn này rất giàu các chất dinh dưỡng nhưng khi ăn, mọi người nên tránh kết hợp với rau mùi. 

Ăn rau mùi với nội tạng động vật có thể khiến cơ thể sản xuất các ion đồng và sắt. Điều này không chỉ giảm giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn dễ xuất hiện tình trạng ngộ độc. Thời gian dài không chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống của bản thân, có thể khiến cơ thể mắc bệnh ung thư.

Rau mùi dễ ăn nhưng chớ dại kết hợp với 3 món này kẻo có ngày nhập viện khẩn cấp - 2

3. Thịt lợn

Trong thành phần của rau mùi có tính ôn, hao khí gây hại cho sức khỏe. Trong thành phần của thịt lợn tính hàn, ích khí gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, khi thịt lợn nấu chung hoặc ăn chung với rau mùi sẽ gây chướng bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Những ai không nên ăn rau mùi

Rau mùi có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm phản ứng dị ứng và tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Điều này có thể khiến bạn có nguy cơ bị cháy nắng và ung thư da cao hơn. Vì vậy khi ăn rau mùi nên tránh ánh sáng mặt trời. Mặc áo chống nắng và quần áo bảo vệ bên ngoài, đặc biệt nếu bạn có làn da sáng.

Rau mùi tuy dễ ăn nhưng có một số người vẫn nên tránh:

Mang thai và cho con bú: Không có đủ thông tin đáng tin cậy về sự an toàn của việc dùng rau mùi nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Vì vậy tốt nhất bạn nên hạn chế ăn. 

Dị ứng: Những người bị dị ứng với hoa hồi, thì là hoặc các loại cây tương tự có thể có phản ứng dị ứng với rau mùi. Vì vậy tốt nhất không nên ăn.

Rau mùi dễ ăn nhưng chớ dại kết hợp với 3 món này kẻo có ngày nhập viện khẩn cấp - 3

Bệnh tiểu đường: Rau mùi có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nếu bạn bị tiểu đường và dùng rau mùi, hãy theo dõi lượng đường trong máu của bạn chặt chẽ.

Huyết áp thấp: Rau mùi có thể làm giảm huyết áp. Điều này có thể khiến huyết áp xuống thấp ở những người bị huyết áp thấp. Sử dụng thận trọng nếu bạn bị huyết áp thấp hoặc dùng thuốc để hạ huyết áp.

Phẫu thuật: Rau mùi có thể làm giảm lượng đường trong máu. Có một số lo ngại rằng nó có thể can thiệp vào kiểm soát lượng đường trong máu trong khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng rau mùi ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Những tác dụng tuyệt vời của rau mùi ngày Tết
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi, cả rễ, lá và quả mùi đều là vị thuốc chữa bệnh vì có chứa tinh dầu, trong đó quả...
Minh Thùy (Dịch từ WebMD)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cây rau mùi