Mặc dù 2 loại sữa này đều tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần chú ý một số điều khi ăn sữa chua.
Sự khác biệt giữa sữa chua và sữa tươi là gì?
- Sữa được chia thành sữa nguyên chất và sữa tươi.
Sữa nguyên chất: Đây là loại sữa đóng gói sẵn, có hạn sử dụng từ 30 - 180 ngày, chủ yếu được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Nguyên liệu của loại sữa này là sữa tươi nguyên chất, sau đó tiệt trùng ở nhiệt độ cao 140 độ C và làm lạnh nhanh sau đó.
Sữa tươi: Loại này cũng sử dụng nguyên liệu là sữa tươi, sau khi thanh trùng, vi khuẩn được loại bỏ ở nhiệt độ thấp hơn 100 độ C nhưng không bị mất đi các chất dinh dưỡng, đồng thời vẫn giữ lại một số vi khuẩn tốt cho sức khỏe.
- Sữa chua chia được chia thành sữa chua nguyên chất, sữa lên men có hương vị, đồ uống có chứa lợi khuẩn axit lactic.
Sữa lên men có hương vị và đồ uống có chứa lợi khuẩn ít nhiều đều có chứa phụ gia thực phẩm và quá nhiều đường. Tuy cả 2 đều có lợi khuẩn trong sữa lên men nhưng uống thường xuyên có thể dẫn tới béo phì và các bệnh khác.
Trong khi đó, sữa chua nguyên chất sử dụng nguyên liệu từ sữa bò hoặc sữa dê tươi, sau khi tiệt trùng, thêm vi khuẩn có lợi để lên men, nó không có chất phụ gia.
Sữa chua hay sữa tươi tốt hơn cho sức khỏe?
Sữa có chứa canxi, kali,… giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe. Trẻ em thường xuyên uống sữa có lợi cho sự phát triển trí não, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể và phòng chống bệnh tật. Phụ nữ uống nhiều sữa có thể trì hoãn sự lão hóa của làn da. Người già có dạ dày kém uống sữa để chống táo bón, loãng xương.
Các lợi khuẩn trong sữa chua có lợi cho sức khỏe đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm tỷ lệ mắc các bệnh đường tiêu hóa.
Vì sữa chua có hương vị được lên men từ sữa, thêm các chất như đường vào dẫn đến thay đổi khẩu vị nên dễ gây tăng cân so với sữa tươi nguyên chất hoặc sữa chua nguyên chất.
Sữa tươi và sữa chua đều có thể bổ sung canxi nhưng điểm khác biệt là sữa chua có chứa lợi khuẩn, có lợi cho nhu động ruột và cơ thể hấp thu tốt hơn.
Nói cách khác, cả sữa tươi và sữa chua đều có lợi cho sức khỏe con người.
Uống sữa chua thường xuyên cơ thể có thay đổi gì?
Các chuyên gia của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết, ăn ít nhất 5 hộp sữa chua mỗi tuần có thể giảm nguy cơ cao huyết áp. Bệnh cao huyết áp thường mang lại một số biến chứng như bệnh tim, các bệnh liên quan đến tim mạch và mạch máu não, ăn sữa chua thường xuyên có thể ngăn ngừa các bệnh này.
Ngoài ra, ăn sữa chua nguyên chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vi khuẩn lactic cũng có thể điều chỉnh cảm xúc tiêu cực. Bạn có thể ăn 1 hộp sữa chua trước khi đi ngủ để cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ.
Uống sữa chua thường xuyên rất tốt nhưng có một số điểm cần chú ý:
1. Không nên ăn sữa chua lúc đói vì lúc này bụng đang tiết ra rất nhiều axit dịch vị, nó sẽgiết chết vi khuẩn lên men trong sữa chua và làm giảm công dụng của sữa chua đi rất nhiều.
2. Không nấu sữa chua ở nhiệt độ cao nếu không sẽ làm chết hết các lợi khuẩn và bay sạch chất dinh dưỡng, mùi vị sẽ thay đổi.
3. Tiêu thụ nhiều sữa chua có hương vị, sữa lên men lâu ngày sẽ tích tụ đường gây béo phì. Hơn nữa, axit lactic trong sữa chua còn có ảnh hưởng xấu đến răng miệng, trẻ em và người già cần đặc biệt lưu ý.
Tóm lại, sữa tươi và sữa chua đều tốt cho sức khỏe nhưng bạn không được tiêu thụ quá nhiều, tối đa khoảng 300 ml một ngày.