Tác dụng của lá mật gấu và những lưu ý quan trọng khi sử dụng

Khánh Hằng - Ngày 31/12/2021 16:10 PM (GMT+7)

Lá mật gấu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, giúp điều trị các bệnh về xương khớp, gan, tiểu đường, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, viêm đại tràng...

Cây mật gấu là gì?

Cây mật gấu hay còn gọi là cây lá đắng, có tên khoa học là Gymnanthemun Amygdalinum. Đây là dạng cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, có thể cao đến 10m và phân nhiều nhánh. Thân cây có đường kính khoảng 40cm, vỏ màu xám đến nâu. Lá cây đơn mọc so le với cuống lá dài 0,2-4 cm, phiến lá hình trứng hoặc hình elip dài. Hoa lưỡng tính và mọc thành chùm. Tràng hoa hình ống, dài khoảng 5 - 8 mm, có màu trắng. Quả của cây hình trám có màu từ nâu đến đen.

Cây mật gấu có thể được tìm thấy tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ. Tại Việt Nam, cây mật gấu thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi phía Bắc.

Rễ, thân và lá cây mật gấu đều có tác dụng chữa bệnh nhưng phần lá được sử dụng phổ biến hơn cả. Điều quan trọng là lá mật gấu không thể ăn sống như một loại rau mà phải nấu chín hoặc sắc nước uống.

Tác dụng của lá mật gấu và những lưu ý quan trọng khi sử dụng - 1

Tác dụng của lá mật gấu

Lá mật gấu rất giàu protein, beta-carotene, vitamin và các khoáng chất, các hợp chất có lợi như lacton andrographolide, glucosides, fiterpene và flavonoid. Ngoài ra còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong nền y học dân gian, một số nước dùng lá mật gấu để chữa các bệnh như:

- Ấn Độ: Dùng lá mật gấu trị tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.

- Congo: Dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.

- Nam Phi: Dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.

- Khu vực Tây Phi: Dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái tháo đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…

Những tác dụng quan trọng của lá mật gấu bao gồm:

- Bảo vệ chống lại bệnh tim mạch.

- Điều trị các bệnh về xương khớp.

- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

- Điều trị các bệnh đường ruột như: Kiết lỵ, tiêu chảy, viêm ruột, viêm đại tràng, viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nhiễm giun sán...

Tác dụng của lá mật gấu và những lưu ý quan trọng khi sử dụng - 2

- Hỗ trợ chữa bệnh đau mắt đỏ và viêm gan vàng da.

- Bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại và gây bệnh, giải độc gan.

- Giảm cholesterol xấu.

- Ức chế, ngăn ngừa sự phát triển, tăng sinh các tế bào ung thư.

- Điều hòa huyết áp.

- Giảm sốt, hỗ trợ điều trị sốt rét.

- Giảm sự căng thẳng, giảm rối loạn cảm xúc.

- Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do virus, vi khuẩn hoặc các sinh vật khác gây ra.

Có 2 cách sử dụng lá mật gấu thông dụng nhất:

- Sắc nước uống từ lá tươi hoặc lá khô

- Ngâm rượu

Tác dụng của lá mật gấu và những lưu ý quan trọng khi sử dụng - 3

Lưu ý khi dùng lá mật gấu

- Cây mật gấu là một loại thảo mộc có chứa chất kháng sinh. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng, không dùng quá liều và dùng kéo dài. Bạn chỉ nên sử dụng nước sắc của cây khoảng 2 tuần rồi ngưng dùng trong 2 - 4 tuần sau đó dùng tiếp.

- Khi mới sử dụng, bạn nên bắt đầu với liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đặc trị (thuốc hạ huyết áp, hạ đường huyết). Ngoài ra, bạn nên theo dõi chặt chẽ các biểu hiện bất thường của cơ thể.

- Chưa có minh chứng nào khẳng định độ an toàn tuyệt đối của cây mật gấu với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, phụ nữ đang có thai hay mong muốn mang thai nên tránh sử dụng loại cây này, bởi nếu dùng quá liều có thể dẫn đến sảy thai.

- Cây mật gấu có thể tương khắc với một số loại thuốc, thực phẩm hay các loại thực phẩm chức năng khác. Do đó, bạn phải nói rõ với bác sĩ khi kê đơn các loại thuốc mình đang sử dụng.

- Do thành phần giúp hạ huyết áp, chính vì vậy những người có huyết áp thấp không nên sử dụng, tránh cho huyết áp xuống quá thấp.

Tác dụng ít biết của quả hồng và những lưu ý quan trọng khi ăn
Quả hồng có thể đem lại rất nhiều công dụng không ngờ cho sức khỏe của bạn, hãy thử xem cụ thể những tác dụng của quả hồng là gì.

Thực phẩm phòng bệnh

Khánh Hằng (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe