Tác dụng của nấm tràm và cách sử dụng

MINH THÙY - Ngày 21/05/2022 16:08 PM (GMT+7)

Nấm tràm thường mọc trong các rừng tràm âm u, có nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ nhưng ít được biết đến. Vậy tác dụng của nấm tràm là gì?

Nấm tràm là gì? Đặc điểm của nấm tràm

Nấm tràm có tên khoa học là Tylopilus felleus. Nấm tràm phân bố ở vùng Đông Bắc Châu Âu, vùng Bắc Mỹ. Ở Việt Nam, nấm tràm có nhiều ở miền Trung, nhiều nhất là Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình và Phú Quốc.

Nấm tràm có phần tai màu tím nhạt, tròn và béo múp, có cây lại tím thâm. Vòng đời phát triển của loại nấm này rất ngắn chỉ trong vòng khoảng 1 tháng.

Nấm tràm bên ngoài có màu nâu tím, bên trong trắng mịn, hình dáng rất đẹp nhưng vị đắng. Loại nấm tràm này thường mọc trên sườn các gò đồi hay ven các con suối, trên lớp lá mục dưới tán rừng tràm, rừng bổi hay rừng bạch đàn.

Vào mùa thu, khi những cơn mưa trút xuống những khu rừng tràm, cũng là lúc những bụi nấm tràm đua nhau mọc lên. Nấm tràm bắt đầu rộ dần và kéo dài khoảng hơn tháng thì hết mùa, do đó hằng năm có hai đợt hái nấm vào tháng 4 và tháng 7 âm lịch. Mỗi đợt nấm tràm ra chỉ có trong vòng một tuần lễ.

Tác dụng của nấm tràm và cách sử dụng - 1

Tác dụng của nấm tràm

- Thanh nhiệt:

Theo quan niệm dân gian, vị đắng đặc trưng của nấm tràm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Một vài phương thuốc của đông y cũng sử dụng loại nấm này để giải rượu, điều này chứng minh được tác dụng giải độc của chúng được công nhận và thực sự có hiệu quả.

- Giảm viêm:

Trong một vài nghiên cứu cho thấy nấm tràm có tác dụng gây ức chế viêm nhiễm trong cơ thể. Một vài chất có trong chúng cũng có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe, giảm bệnh và chống viêm nhiễm.

- Ngăn ngừa ung thư:

Các chất carbonhydrate có trong nấm tràm giúp ngăn ngừa ung thư. Bởi chúng là các chất có khả năng gây ức chế các gốc tự do làm tổn hại đến cơ thể. Các gốc tự do làm phát triển các khối u, tạo nên căn bệnh ung thư khó chữa. Bên cạnh đó, các gốc tự do còn gây ra nhiều bệnh khác như bệnh tim hoặc gan.

- Bổ sung chất dinh dưỡng:

Trong nấm tràm chứa một nguồn chất dinh dưỡng dồi dào. Bên cạnh đó, chúng có hàm lượng vitamin, khoáng chất và cả đạm thực vật cực kỳ bổ dưỡng, rất phù hợp cho những ai đang trong chế độ ăn kiêng.

- Cải thiện hệ tiêu hóa:

Nấm tràm bổ sung chất xơ giúp nhuận tràng, hạn chế gây táo bón. Chúng giúp thanh nhiệt nhờ vị đắng của mình, giúp cơ thể thải được độc tố, giảm được nhiều bệnh. Nấm tràm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein giúp cơ thể khỏe mạnh. 

- Tốt cho máu:

Nấm tràm có chứa sắt - một loại chất bổ cực kỳ tốt cho máu. Bên cạnh đó, sử dụng nấm trong bữa ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch, ít chất béo và giảm cholesterol trong máu.

Cách sử dụng nấm tràm

- Đối với nấm tràm khô:

Nếu như bạn đã biết cách sơ chế vỏ bưởi để nấu chè không bị đắng thì cách sơ chế nấm tràm khô cũng tương tự như vậy. Đầu tiên, bạn ngâm nấm khô một thời gian cho nấm nở ra sau đó xả lại với nước thật nhiều lần để loại bỏ bụi, cát đồng thời giảm bớt chất đắng có trong nấm.

Sau đó, bạn luộc nấm trên nước sôi, vớt ra và ngâm nấm trong nước đá để giữ độ giòn, dai cho nấm. Cuối cùng để ráo là có thể chế biến ngay.

- Đối với nấm tràm tươi:

Việc đầu tiên bạn cần gọt sạch phần chân nấm và chẻ đôi (hay chẻ ba) tùy thích. Sau đó, rửa thật sạch và ngâm vào nước muối khoảng 30 phút để bỏ bớt vị đắng rồi vớt ra để ráo.

Nếu bạn vẫn lo lắng nấm còn đắng thì có thể luộc sơ 1 đến 2 phút qua nước sôi sau đó vớt để ráo và bạn có thể chế biến như bình thường.

Tác dụng của nấm tràm và cách sử dụng - 2

Tác dụng của nấm ngọc cẩu? Vì sao nấm ngọc cẩu được gọi thần dược của đàn ông?
Được nhiều người ca ngợi là "thần dược" cho nam giới, nấm ngọc cẩu còn đem lại nhiều công dụng khác cho sức khỏe.

Sống khỏe

Theo MINH THÙY (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe