Chuyên gia y tế khuyên bạn chỉ cần thêm 2 thực phẩm này khi nấu thì cơm không những rất ngon mà còn tốt cho sức khỏe.
Cơm trắng là loại thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn của hầu hết gia đình Việt. Tuy nhiên, có rất nhiều tranh luận xung quanh việc ăn cơm trắng, như ăn nhiều cơm có gây béo phì, bệnh tiểu đường… Vậy làm thế nào để ăn cơm trắng tốt cho sức khỏe?
Theo các chuyên gia y tế, nên thêm 2 thực phẩm khi nấu để cơm ngon và tốt cho sức khỏe hơn.
1. Cơm trắng có thực sự xấu?
Cơm trắng là một trong những loại lương thực phổ biến mà chúng ta ăn hàng ngày và chất dinh dưỡng cơm cung cấp nhiều nhất là carbohydrate và có một lượng nhỏ protein. Carbohydrate là một thành phần cơ bản trong thức ăn mà cơ thể chúng ta sử dụng để tạo ra năng lượng.
Gạo trắng vừa cung cấp năng lượng, giúp no bụng, lại có giá phải chăng, việc nấu cũng đơn giản nên là lựa chọn thực phẩm không tồi, nhất là ở những khu vực còn thiếu thốn về tài nguyên và kinh tế.
Đặc biệt là người Nhật, họ rất thích ăn cơm trắng nhưng tỷ lệ béo phì và mắc bệnh tiểu đường rất thấp. Vì sao vậy? Bởi vì sau khi nấu cơm, người Nhật thường để nguội, khi đó cấu trúc của cơm sẽ thay đổi và hàm lượng tinh bột kháng sẽ tăng lên. Chất này không dễ tiêu hóa, làm tăng cảm giác no. Ở một mức độ nhất định, việc này có thể hạn chế sự thèm ăn, từ đó hạn chế lượng calo nạp vào, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
2. Thêm 2 loại thực phẩm này khi nấu cơm, giúp dưỡng huyết, ngừa lão hóa, tốt cho tim mạch
Bột yến mạch
Tại sao nên thêm yến mạch khi nấu cơm trắng? Bột yến mạch là một loại hạt tương tự như lúa mì, có giá trị dinh dưỡng phong phú. Đây là loại thực phẩm ít đường, nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng cao. Cứ 100g bột yến mạch có thể chứa 15g protein, vì thế nó thuộc nhóm các thực phẩm giàu protein.
Yến mạch cũng rất giàu chất xơ, cứ 100g bột yến mạch có chứa khoảng 6g chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, cũng như ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Bột yến mạch cũng rất giàu vitamin B và kẽm, có thể điều chỉnh quá trình chuyển hóa các loại đường và chất béo rất tốt, có lợi cho việc giảm cholesterol trong máu, hạ đường huyết. Bột yến mạch cũng rất giàu axit béo không bão hòa như axit linoleic, có lợi cho cơ thể.
Có thể nâng cao giá trị dinh dưỡng của gạo trắng bằng cách thêm bột yến mạch khi nấu. Cách này giúp tăng cường hương vị và bổ sung một số chất mà gạo trắng còn thiếu như protein, chất xơ, khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Cách nấu này giúp bạn duy trì cân nặng và sự ổn định của lượng đường trong máu.
Đậu đen
Đậu đen là một loại thực phẩm giàu đạm, ít calo, có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng đạm trong đậu đen có thể lên tới 36% và rất dễ tiêu hóa, đáp ứng đủ nhu cầu chất đạm mà cơ thể cần. Cũng vì lý do này, đậu đen còn được mệnh danh là vua của các loại “đạm thực vật”.
Hàm lượng chất béo trong đậu đen chiếm 16%, chủ yếu là các axit béo không no, có tốc độ hấp thu tốt và còn có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, đậu đen có chứa các chất có thể làm tăng sự hấp thụ chất sắt của cơ thể. Ăn đậu đen giúp cải thiện các triệu chứng thiếu máu. Thêm vào đó, đậu đen rất giàu các nguyên tố vi lượng và có tác dụng trì hoãn sự lão hóa của cơ thể, làm đẹp da rất tốt.
Nấu cơm gạo trắng và thêm một nắm nhỏ đậu đen giúp tăng cường bổ sung protein. Gạo trắng nấu với đậu đen có màu sắc đẹp hơn, có chất anthocyanins chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa.
Ngoài ra, đậu đen có giá trị GI (chỉ số đường huyết) thấp và khi nấu cùng với gạo trắng, giá trị GI tổng thể có thể được hạ xuống và tăng cảm giác no, làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu. Đậu đen cũng có tác dụng bổ thận và có lợi cho lá lách. Ăn đậu đen thường xuyên có lợi cho sức khỏe của cơ thể.
Ăn cơm trắng là tốt, nhưng nếu bạn thêm bột yến mạch và đậu đen, lợi ích sẽ được nhân lên nhiều lần. Hai nắm gạo trắng, một nắm gạo yến mạch và một nắm nhỏ đậu đen, ngâm trước 1-2 tiếng rồi đem nấu chín, thành phẩm đẹp mắt, không bị béo, lại có tác dụng rất tốt cho sức khỏe.