Thoái hóa khớp có nguy hiểm không? Tại sao bị thoái hóa khớp lại dễ tăng cân?

Ngày 23/09/2022 16:10 PM (GMT+7)

Thoái hóa khớp là nỗi ám ảnh của người cao tuổi nhưng một số người trẻ cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Vậy thoái hóa khớp có nguy hiểm không? Nên điều trị thoái hóa khớp bằng cách nào?

Trong một sự kiện gần đây, nữ diễn viên Trúc Anh - nữ chính phim "Mắt Biếc" xuất hiện với gương mặt bầu bĩnh, vóc dáng đầy đặn hơn trước nhiều. Diễn viên cho biết , thời gian qua cô tăng cân nhanh chóng, một phần do bị thoái hóa khớp chân nên ít vận động. Thông tin này khiến nhiều người bất ngờ vì trước nay luôn nghĩ thoái hóa khớp là một bệnh của người già. Vậy thoái hóa khớp là bệnh gì, vì sao người trẻ mắc và lý do khi bị bệnh lại có thể tăng cân, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau: 

Bệnh thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp (Osteoarthritis) còn được gọi là viêm khớp mòn hay viêm khớp thoái hóa.

Khớp là nơi hai xương kết hợp với nhau. Sụn ​​là mô bảo vệ bao bọc các đầu xương. Bình thường sụn khớp sẽ rất trơn láng và giúp các đầu xương tại khớp có thể hoạt động dễ dàng mà không cọ xát vào nhau. Khi bị thoái hóa khớp, sụn bị phá vỡ khiến các xương trong khớp cọ xát với nhau. Điều này sẽ gây sưng, đau, cứng khớp và nhiều triệu chứng khác, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày. 

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào. Tuy nhiên, các khu vực thường bị ảnh hưởng nhất của cơ thể bao gồm: Tay, ngón tay, vai, cột sống, hông và đầu gối.

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở người lớn tuổi. 

Thoái hóa khớp có nguy hiểm không? Tại sao bị thoái hóa khớp lại dễ tăng cân? - 1

Triệu chứng thoái hóa khớp

Các triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa khớp bao gồm:

- Đau nhức khớp

- Cứng khớp

- Mất tính linh hoạt xương khớp, hạn chế vận động

- Đau hoặc khó chịu khi dùng ngón tay ấn vào các vùng bị ảnh hưởng của thoái hóa khớp

- Nghe tiếng kêu răng rắc, lách cách hoặc lộp bộp khi cử động các khớp

- Xuất hiện cục xương thừa nhưng không đau

- Sưng khớp quanh khu vực thoái hóa

- Biến dạng khớp.

Các giai đoạn thoái hóa khớp

- Giai đoạn biểu hiện không rõ ràng: Ở giai đoạn này, sụn khớp có thể bị ảnh hưởng nhẹ. Người bệnh chưa cảm thấy triệu chứng bệnh rõ nét, nếu có chỉ là cơn đau thoáng qua khi hoạt động quá nhiều. Chụp X-quang sẽ không phát hiện ra sự bất thường ở khớp.

- Giai đoạn biểu hiện nhẹ: Giai đoạn này lớp sụn khớp bị tổn thương nhưng chưa nhiều. Tuy nhiên, gai xương nhỏ đã bắt đầu hình thành, chạm vào các mô trong khớp. Người bệnh sẽ cảm thấy xương khớp bị cứng, đau nhức khi ngủ dậy hoặc trời lạnh. Chụp X-quang sẽ thấy sụn khớp bắt đầu hao mòn, có gai xương và khe khớp hẹp đi.

Thoái hóa khớp có nguy hiểm không? Tại sao bị thoái hóa khớp lại dễ tăng cân? - 2

- Giai đoạn biểu hiện trung bình: Tổn thương của sụn khớp gia tăng, có nhiều gai xương kích thước vừa, xương dưới sụn có thể bị biến dạng bề mặt khớp. Dần dần các mô khớp sẽ bị viêm, gây sưng. Người bệnh cảm thấy đau, khó chịu khi hoạt động.

- Giai đoạn biểu hiện nặng: Các triệu chứng xuất hiện rõ ràng, gai xương lớn, các đầu xương khớp bị bào mòn hoàn toàn hoặc còn lại rất ít, chất nhầy bao quanh khớp giảm rõ rệt. Người bệnh trong giai đoạn này sẽ bị cứng khớp, viêm, đau, đi lại khó khăn.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

- Tuổi tác: Thoái hóa khớp do tổn thương khớp. Tổn thương này có thể có tác động tích lũy theo thời gian, đó là lý do tại sao tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính gây tổn thương khớp dẫn đến thoái hóa khớp. Càng nhiều tuổi, khả năng tái tạo và sản sinh các tế bào sụn bị giảm dần, chất lượng sụn khớp suy giảm. Dịch nhầy để bôi trơn cho các khớp cũng giảm sút. Theo thời gian, sụn khớp mất tính đàn hồi, bị khô cứng, nứt vỡ, bào mòn, gây đau và khó cử động.

- Chấn thương trong quá khứ: Những chấn thương như rách sụn, trật khớp hoặc chấn thương dây chằng có thể gây tổn thương khớp, dẫn đến thoái hóa khớp.

- Dị tật khớp

- Béo phì

- Tư thế sai trong sinh hoạt, lao động

- Di truyền

- Công việc đòi hỏi lao động nặng, bê vác nặng, leo trèo, quỳ gối...

Mắc các bệnh lý khác: Đôi khi tình trạng thoái hóa khớp còn là hệ quả của một số bệnh lý khác. Người bệnh tiểu đường, bệnh gout, loãng xương… cần phải đề phòng nguy cơ mắc bệnh.

Các nguyên nhân khác: Chế độ ăn thiếu chất, người thừa cân, phụ nữ sau sinh hoặc trong giai đoạn mãn kinh, tác dụng phụ khi lạm dụng một số loại thuốc.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Điều trị thoái hóa khớp thường tập trung vào xử lý triệu chứng. Phương pháp điều trị có hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và vị trí của chúng.

Thông thường, việc sử dụng thuốc không kê đơn, thay đổi lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sẽ giúp giảm đau, giảm cứng khớp và sưng tấy.

Thoái hóa khớp có nguy hiểm không? Tại sao bị thoái hóa khớp lại dễ tăng cân? - 3

Bên cạnh đó, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau để diều trị thoái hóa khớp:

- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Loại thuốc phổ biến là Acetaminophen, Ibuprofen, Naproxen… Thuốc thường được dùng dưới dạng đường uống để giảm đau.

- Thuốc giảm đau tại chỗ: Thuốc có dạng kem bôi, thuốc mỡ hoặc gel. Được dùng để bôi trực tiếp lên vùng khớp bị đau. Nó giúp giảm đau và cứng khớp. Bác sĩ có thể chỉ định: Menthol, Salicylat…

- Tiêm Corticosteroid tại khớp: Loại thuốc này gồm Methylprednisolone, Hydrocortison acetat… Thuốc có chứa cortisone giúp giảm đau tại vị trí khớp được tiêm. Tác dụng của loại thuốc này sẽ kéo dài trong khoảng 2 – 3 tháng. Sau đó, người bệnh có thể phải tiêm liều tiếp theo. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc khi áp dụng phương pháp này vì sử dụng lâu dài sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương khớp.

- Tiêm axit hyaluronic: Nó sẽ giúp bổ sung lượng dịch khớp thiếu hụt do quá trình thoái hóa. Từ đó giúp giảm đau, tăng khả năng vận động của khớp.

- Thuốc kích thích tái tạo sụn.

Bên cạnh đó, người đang điều trị thoái hóa khớp nên quản lý cân nặng phù hợp, ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng, kết hợp biện pháp chườm nóng lạnh để giảm đau và cứng khớp.

Biến chứng của thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng như:

- Giấc ngủ kém

- Hoại tử xương hoặc chết xương

- Xói mòn dây chằng và gân

- Đứt gãy chân tóc

- Tăng cân 

- Chảy máu khớp hoặc chảy máu gần khớp

- Các biến chứng về cảm xúc bao gồm lo lắng và trầm cảm.

Tại sao bị thoái hóa khớp lại gây tăng cân?

Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ nhất quán giữa tăng cân và sự tiến triển của bệnh thoái hóa khớp. 

Khi bị thoái hóa khớp, việc đau và cứng khớp có thể khiến người bệnh không muốn hoạt động, thậm chí giảm hẳn các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Việc thiếu vận động không chỉ hạn chế sự tận hưởng cuộc sống mà còn có thể gây tăng cân.

Trong khi đó, cân nặng tăng thêm cũng có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của thoái hóa khớp. Khi bạn tăng thêm 1 kg trọng lượng, xương khớp cũng chịu áp lực tăng 3-4 lần, nhất là ở cột sống và đầu gối.

Nguồn tham khảo:

Everything You Need to Know About Osteoarthritis (OA) - Đăng tải trên trang tin y tế Health Line - Xuất bản ngày 30/11/2021.

Bị xương khớp nên kiêng thực phẩm gì? Những thực phẩm tốt cho người bị bệnh xương khớp
Những người mắc các bệnh về xương khớp cần kiêng rất nhiều thứ để tránh tình trạng bệnh thêm nặng.

Sống khỏe

Theo K.H (Dịch từ Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe