Ăn cháo vào những ngày lạnh rất ngon lại ấm nhưng chớ dại cho thêm 4 nguyên liệu này vào nấu với cháo kẻo rước họa vào thân.
Trời chuyển lạnh, điều quan trọng nhất là phải giữ ấm cho cơ thể, nếu không giữ ấm thì sẽ rất dễ bị ốm. Khi nhiệt độ giảm, nhiều người thường thích ăn cháo, nấu cháo vừa làm ấm bụng, xua bớt cái lạnh lại dễ ăn và thơm ngon.
Khi nấu cháo để thêm hương vị, mọi người thường thích thêm một số nguyên liệu khác vừa tăng thêm dinh dưỡng lại ngon hơn so với ăn cháo trắng. Tuy nhiên có một số thực phẩm không nên cho vào vì những thực phẩm này không những không tốt cho sức khỏe, ngược lại còn ảnh hưởng đến cơ thể, gây đau dạ dày, thậm chí gây ung thư.
4 loại thực phẩm không nên cho vào khi nấu cháo
1. Bí đỏ để lâu ngày
Cháo nấu với bí đỏ rất ngon và bổ dưỡng, nhiều chị em cũng thường nấu cháo bí đỏ cho con ăn. Tuy nhiên khi nấu phải dùng bí đỏ tươi, không nên dùng loại đã để lâu ngày. Bí đỏ là một loại thực phẩm rất ngon, hàm lượng đường rất cao, nếu để lâu thì bí sẽ bị biến đổi chất, ăn vào sẽ bị chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy,...
2. Khoai lang có đốm
Có nhiều người thích cho vài miếng khoai lang vào cháo, không chỉ làm tăng hương vị mà còn rất tiện lợi, nhưng hãy cẩn thận, đừng bỏ những củ khoai lang đã có đốm đen.
Khoai lang bị mốc sẽ bị mầm bệnh đốm đen tấn công. Nếu ăn phải loại khoai lang bị mốc này, bạn sẽ bị đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, trường hợp nặng có thể gây ra các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, thở khò khè, co giật và hôn mê.
Hơn nữa khi khoai lang mốc có đốm đen cũng sẽ ẩn chứa vi khuẩn, nếu ăn lâu ngày cũng sẽ dễ suy yếu sức khỏe.
3. Lạc hoặc chà là đỏ bị mốc
Chà là đỏ ở nhà phải bảo quản tươi, nếu thấy chà là đỏ bị mốc thì không nên ăn, chứ đừng nói là nấu chung với cháo. Nguyên tắc tiệt trùng ở nhiệt độ cao không khả thi đối với thực phẩm hư hỏng, ăn quả chà là đỏ bị hư hỏng sẽ gây hại cho đường ruột và dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tiêu chảy và các triệu chứng khác. Vì vậy hãy nhớ kiểm tra để đảm bảo quả chà là đỏ không bị hỏng hãy cho vào cháo.
Với lạc cũng tương tự, nếu thấy lạc bị mốc, bạn nên bỏ hết thay vì cố gắng giữ lại những hạt chưa có biểu hiện mốc vì bạn không thể biết liệu bên trong chúng đã hư hỏng hay chưa. Một khi lạc bị mốc sẽ ẩn chứa nấm mốc aflatoxin - được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào loại chất gây ung thư loại 1, có thể gây tổn thương gan và thận, thậm chí có thể trở thành ngòi nổ của ung thư gan nếu tiêu thụ nhiều.
4. Quá nhiều muối, đường và chất kiềm
Muối và đường không tốt cho sức khỏe, còn chất kiềm sẽ phá hủy vitamin B trong cháo. Do đó, cố gắng không cho nhiều đường, muối và chất kiềm khi nấu cháo. Cố gắng sử dụng hương vị tự nhiên từ chính thực phẩm dùng để nấu cháo.
Những lưu ý khác khi ăn cháo
- Không ăn quá thường xuyên: Ăn cháo quá nhiều sẽ làm giảm hoạt động nhai và sự tiết nước bọt. Điều này không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, do nhiều enzyme trong nước bọt đóng vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu.
Ngoài ra, do cháo là thức ăn bán lỏng nên nó sẽ khiến dạ dày nhanh rỗng nên thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày rút ngắn lại. Việc này khiến nhu động của dạ dày và chức năng tiêu hóa tự nhiên sẽ bị suy giảm dần.
- Ăn cháo quá nóng: Ăn cháo nóng có thể khiến bạn thấy ấm áp nhanh chóng nhưng nếu sử dụng đồ ăn, uống nóng hơn 65 độ C trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Do đó, bạn không nên ăn cháo ngay khi còn nóng, nên chờ chúng nguội bớt rồi mới thưởng thức.
- Chỉ ăn cháo trắng: Cháo trắng chỉ có duy nhất một nguyên liệu là gạo trắng nên thành phần dinh dưỡng của nó không nhiều, chủ yếu là nước và carbohydrate. Thành phần dinh dưỡng của nó rất đơn giản, về cơ bản chỉ cung cấp năng lượng và nước cho cơ thể con người, còn các chất dinh dưỡng khác như protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất rất thấp. Do đó, khi nấu cháo nên thêm các nguyên liệu bổ dưỡng như thịt, rau củ.