Trữ rau củ ngăn đá nhất định phải biết điều này để tránh mất sạch dinh dưỡng, vị ngon

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 07/09/2021 14:32 PM (GMT+7)

Việc bảo quản rau, củ trong tủ lạnh là xu thế tất yếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên cũng cần phải có những lưu ý nhất định để đảm bảo được dinh dưỡng có trong rau củ.

Rau củ có nên bảo quản trong ngăn đá

TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết rau củ quả cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Một chế độ ăn đầy đủ rau củ quả theo khuyến cáo (từ 400 đến 500 gram/ngày) rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt giúp làm giảm nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh ung thư…

Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội nên không ít gia đình phải tích trữ thực phẩm trong tủ lạnh, bao gồm cả rau củ quả. Ngoài thói quen bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, các bà nội trợ còn bảo quản các loại rau củ ở ngăn đá để dùng dần.

Về vấn đề này, TS Trương Hồng Sơn cho biết rau củ hoàn toàn có thể bảo quản trong ngăn đá nhưng không phải loại nào cũng có thể để được. Đặc biệt, khi sử dụng các loại rau củ đã bảo quản ngăn đá cũng cần lưu ý để không bị hỏng hoặc mất chất dinh dưỡng.

Đa số các loại rau củ đều có thể cấp đông để sử dụng trong thời gian dài. (Ảnh minh họa)

Đa số các loại rau củ đều có thể cấp đông để sử dụng trong thời gian dài. (Ảnh minh họa)

Theo đó, hầu hết tất cả các loại trái cây và rau quả đều có thể được bảo quản trong tủ đông. Đông lạnh có thể làm thay đổi hình dáng và cấu trúc của nhiều loại rau củ quả, nhưng nhìn chung nó vẫn giữ được chất dinh dưỡng nhất định.

Đây cũng là cách để dự trữ các thực phẩm theo mùa, sau đó sử dụng dần trong năm. Khi bảo quản đông lạnh cần để trong hộp kín, túi hút chân không hoặc túi zíp. Mặc dù các loại rau củ nếu bảo quản tốt thì có thể để trong một thời gian dài đến vài tháng hoặc một năm. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị dinh dưỡng tốt nhất, các thực phẩm đông lạnh trong gia đình chỉ nên sử dụng trong khoảng một tuần tới 10 ngày.

Không phải loại rau nào cũng cấp đông được

Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng có thể bảo quản đông lạnh. TS Sơn cho biết một số loại rau củ quả có hàm lượng nước cao như cần tây, dưa chuột, dưa hấu không nên để trong ngăn đá vì lượng nước bên trong sẽ bị đông lạnh thành các tinh thể đá, vừa mất giá trị dinh dưỡng, vừa dễ hỏng khi cho ra môi trường bình thường.

Ngoài ra, một số loại rau dùng để ăn sống như rau diếp hay các loại rau củ gia vị cũng không nên để trong ngăn đá. Vì đây đều là rau thân mềm, nhỏ và nặng mùi, nếu bảo quản đông lạnh sẽ làm thay đổi hương vị khi chế biến cùng các thực phẩm khác.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia về công nghệ thực phẩm cho biết, việc bảo quản rau củ trong tủ đá cũng cần phải hết sức lưu ý, không nên đông đá quá lâu sẽ ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng. Có thể cấp đông các loại củ, quả, các loại rau lá thì nên bảo quản ở ngăn mát và dùng trong thời gian ngắn.

"Dù giãn cách xã hội nhưng nguồn thực phẩm không hề thiếu, mọi người được cấp phiếu đi chợ từ 2-4 lần/ngày. Vì thế chỉ nên tích trữ các loại rau ở ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ từ 8-10 độ C. Các loại củ như cà rốt, khoai tây thậm chí không cần cho vào tủ lạnh nếu bảo quản tốt. 

Người dân khi nấu cũng tính toán lượng vừa đủ cho bữa ăn, tránh việc nấu hoặc sơ chế quá nhiều sau đó thừa lại cho vào tủ lạnh bảo quản. Như vậy sẽ dễ kiến vi khuẩn xâm nhập, mất nhiều dưỡng chất", PGS Thịnh khuyến cáo.

Rau củ đã cấp đông chỉ cần rửa qua ngay sau khi đưa ra khỏi tủ lạnh và có thể nấu được luôn. (Ảnh minh họa)

Rau củ đã cấp đông chỉ cần rửa qua ngay sau khi đưa ra khỏi tủ lạnh và có thể nấu được luôn. (Ảnh minh họa)

Rau củ quả đã đông đá cần đặc biệt lưu ý khi nấu

Đối với các loại rau củ đã bảo quản đông lạnh, quá trình lấy ra để chế biến thành món ăn cũng cần lưu ý. TS Sơn cho biết tùy vào các loại thực phẩm đông lạnh sẽ có những cách rã đông khác nhau cho hợp lý, nếu không biết cách rã đông sẽ làm hỏng thực phẩm và khiến vi khuẩn xâm nhập rất nhanh.

Đa số các loại rau củ đông lạnh đã được làm sạch, sơ chế trước khi cấp đông nên khi đưa ra môi trường bình thường nếu để tan hết đá như thực phẩm thông thường sẽ khiến rau củ bị nhũn, thậm chí không thể sử dụng được.

Bởi vậy, rau củ đông lạnh sau khi được lấy ra ngoài chỉ cần rửa lại để giảm độ lạnh, loại bỏ đá lạnh bám xung quanh và cho vào nồi nấu trực tiếp. Với một số loại củ ví dụ như bí đỏ hay cà rốt có thể để ngoài khoảng vài phút sau đó cho vào nấu.

Các loại rau gia vị cũng có thể cấp đông nhưng không nên vì làm mất hương vị. (Ảnh minh họa)

Các loại rau gia vị cũng có thể cấp đông nhưng không nên vì làm mất hương vị. (Ảnh minh họa)

Riêng đối với các loại rau gia vị và một số loại củ làm gia vị (nếu bảo quản ngăn đá) có thể nấu trực tiếp sau khi cho ra từ ngăn đá vì loại rau này thường được cắt nhỏ khi cấp đông, nếu để ngoài môi trường rất nhanh tan và hỏng.

Những loại rau củ nên nấu chín, ăn sống dễ gây ngộ độc, thậm chí nguy tính mạng
Không phải lúc nào ăn sống rau củ cũng giúp bạn hấp thụ được nhiều vitamin, một số loại thậm chí có thể gây ngộ độc, nguy hiểm tính mạng nếu không...

An toàn thực phẩm

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Chuối xanh có giá trị dinh dưỡng rất đặc biệt. Với hàm lượng chất xơ và tinh bột kháng cao, chuối xanh không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa...

Tin bài cùng chủ đề Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Hồng Sơn