Sau khi thấy con mắc COVID-19 kèm theo phát ban trên cơ thể, nhiều gia đình lo lắng sợ con biến chứng, gặp guy hiểm tới sức khỏe.
Nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM
Hiện nay, dịch COVID-19 tuy đang có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng số ca mắc mới vẫn cao, điều người dân lo lắng nhất là nhóm trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin COVID-19 có nguy cơ trở nặng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đa số trẻ mắc COVID-19 chỉ có triệu chứng như mệt mỏi, sốt 2-3 ngày sẽ hết. Với những trẻ bị thừa cân béo phì, suy giảm miễn dịch, sinh non, có bệnh lý nền thì cần đặc biệt lưu ý.
Đối với trẻ mắc COVID-19, một vấn đề khá nhiều trường hợp gặp phải là tình trạng phát ban trên cơ thể. Nhiều phụ huynh băn khoăn không biết khi gặp trường hợp này liệu có nguy hiểm. Chị Mai Trang (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, con trai chị 4 tuổi, khi mắc COVID-19 thì sốt cao 2 ngày đầu, may mắn là cháu đáp ứng thuốc hạ sốt. Sang đến ngày thứ 3 và 4, bé xuất hiện phát ban, kèm theo sốt nhẹ. Thấy con như vậy, chị Mai Trang vô cùng lo lắng, nghĩ con bị dị ứng nhưng không dám cho uống thuốc mà đưa đi viện khám.
TS.BS Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết, không chỉ mắc COVID-19 mà khi trẻ mắc các bệnh do virus gây nên như sởi, rubella, sốt xuất huyết, zika… vẫn có tình trạng phát ban, nếu có kèm theo sốt thì mọi người gọi là sốt phát ban.
Theo bác sĩ Khanh, trẻ mắc COVID-19 có dấu hiệu phát ban chứng tỏ sắp khỏi bệnh và đang hồi phục. Ảnh minh họa.
Bác sĩ Khanh cũng cho rằng, không phải trẻ nào mắc COVID-19 cũng có tình trạng phát ban. Có trẻ phát ban nhiều, có trẻ phát ban ít, nhưng có trẻ không gặp tình trạng này, phụ huynh không nên lo lắng.
“Đa số bệnh do virus khi phát ban là đã ở giai đoạn khỏi bệnh và hồi phục (ngoại trừ phát ban do sởi có thể sẽ kèm một số triệu chứng trong khoảng 4 ngày). Trước đây khi chưa có COVID-19, nhiều trẻ khi mắc sốt xuất huyết bị “hành” rất khổ sở, sau đó xuất hiện ban trên cơ thể khiến nhiều phụ huynh lo lắng vội vàng đưa tới viện. Tại bệnh viện, khi bác sĩ khám và phát hiện trẻ phát ban thì rất mừng vì khi đó trẻ đã an toàn. Hiện nay với COVID-19 cũng vậy, khi thấy trẻ có phát ban chứng tỏ sắp khỏi bệnh, phụ huynh đừng hoảng”, bác sĩ Khanh chia sẻ.
Theo bác sĩ Khanh, khi trẻ phát ban xuất hiện triệu chứng nào thì điều trị triệu chứng đó, ví dụ như sốt thì cho uống hạ sốt. Khi con phát ban bị ngứa, một số phụ huynh nhầm lần bị dị ứng hoặc gặp vấn đề gì và tự mua thuốc điều trị. Điều này là không nên. Bởi như đã nói trên, khi trẻ phát ban là đang ở trong giai đoạn hồi phục, chỉ cần chăm sóc trẻ bình thường như tăng cường bổ sung dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, nới lỏng quần áo…
Cuối cùng bác sĩ Khanh khuyến cáo, khi trẻ mắc COVID-19 ngoài thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bố mẹ không nên quá hoang mang sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của cả gia đình. Hãy theo dõi triệu chứng của trẻ, nếu trẻ sinh non, suy giảm miễn dịch, thừa cân, béo phì thì cần lưu ý kỹ hơn…
“Với trẻ khỏe mạnh bình thường khi mắc COVID-19 đa số hồi phục nhanh, vì thế bố mẹ không nên quá lo lắng, nhưng cũng đừng chủ quan”, bác sĩ Khanh nói.
Tin liên quan
Rau cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt có những loại rau vô cùng giàu protein, tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, với những...
Tin bài cùng chủ đề TS.Bs.Trương Hữu Khanh
Theo các bác sĩ, vi khuẩn bạch hầu lây qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nhưng chỉ những người chưa tiêm vắc xin hoặc có kháng thể yếu mới có nguy cơ mắc bệnh.