Không đắt tiền lại dễ kiếm, những loại hạt này được mệnh danh là "tứ đại bổ dưỡng" trong ẩm thực, nếu biết cách ăn sẽ rất có lợi.
Không phải chỉ có những loại thuốc bổ đắt tiền hay các loại thuốc mới có thể giúp cải thiện sức khỏe. Trên thực tế, một số loại thực phẩm rất quen thuộc và phổ biến xung quanh chúng ta cũng là “bậc thầy của sức khỏe”.
Những thực phẩm ấy không hề khó kiếm, giá cũng không đắt nhưng độ bổ dưỡng thì nhiều thứ khó có thể sánh bằng. Dưới đây là 4 loại hạt được mệnh danh là "tứ đại bổ dưỡng" trong ẩm thực, giúp nuôi dưỡng các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
1. Hạt sen
Hạt sen có tác dụng bồi bổ rất tốt, có tác dụng dưỡng tim và làm dịu thần kinh, tăng cường sinh lực cho lá lách và thận. Ngoài tác dụng giảm chứng mất ngủ thường được biết đến, hạt sen còn rất có lợi đối với những người dễ bị ho, hen suyễn và các bệnh phổi khác vì có tác dụng làm ẩm phổi.
Hạt sen trên thị trường được chia thành hạt sen đỏ và hạt sen trắng, hạt sen đỏ tuy cứng hơn nhưng tác dụng bổ thận, dưỡng huyết tốt hơn, hạt sen trắng có mùi thơm, tính sáp, tác dụng tăng cường lá lách mạnh mẽ hơn.
Ngoài những cách ăn truyền thống như cháo hạt sen, chè hạt sen long nhãn thì nấu chè tâm sen còn có tác dụng thanh nhiệt hơn, hạt sen ngâm rượu còn có tác dụng bổ thận tráng dương rõ rệt.
2. Hạt khiếm thực
Đây là nhân hạt của cây khiếm thực. Ở Trung Quốc, người ta thường dùng hạt của quả khiếm thực, còn người Việt Nam dùng củ phần củ súng.
Theo Đông y, hạt khiếm thực có vị ngọt, tính bình, đi vào kinh mạch tỳ và thận, có thể tăng cường sinh lực cho lá lách, bổ thận, cầm tiêu chảy và ngăn ngừa tình trạng khô da nhưng không gây nhờn dính. Tác dụng bổ thận của nó mạnh hơn khoai mỡ nên hạt khiếm thực thường dùng trong các món ăn tăng cường sinh lý, tác dụng thanh nhiệt mạnh hơn hạt sen, có thể nói đây là một sản phẩm tốt cho sức khỏe.
Mặc dù hạt khiếm thực chứa nhiều chất dinh dưỡng như carbohydrate, chất béo, protein, chất xơ thô, canxi, phốt pho, sắt,… nhưng nó có tính chất làm cứng phân, không thích hợp với những người đang táo bón và không nên ăn quá thường xuyên.
3. Hạt dẻ
Hạt dẻ thơm ngon ngọt, là món ăn vặt rất được ưa chuộng trong mùa thu đông, chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú như đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Hạt dẻ còn được mệnh danh "quả của tỳ", "quả của thận" là "vua của loài quả khô” có thể thay lương thực.
Y học Trung Quốc cho rằng hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bồi bổ tỳ vị, bổ thận tráng dương, tăng cường cơ bắp. Hạt dẻ được ưa dùng cho bệnh nhân mạn tính và thời kỳ hồi phục. Nhưng không nên lạm dụng vì sẽ gây khó tiêu đầy hơi.
4. Hạt lạc
Lạc là một loại cây lấy dầu giàu đạm, từ xa xưa đã được danh tiếng là “quả trường sinh”. Sách y học Bản thảo cương mục ghi lại: "Lạc có thể bổ sung sinh lực cho lá lách và dạ dày, giữ ẩm cho phổi và làm giảm đờm, nuôi dưỡng và tăng cường khí, thông cổ họng và giảm ngứa", thích hợp cho những người bị thiếu hụt lá lách và giảm cân, chán ăn, mệt mỏi, ho khan và nhiều đờm.
Cần lưu ý lớp áo đỏ của lạc (tức là vỏ lạc) có tác dụng dưỡng khí, cầm máu mạnh hơn nên người cần bổ máu có thể ăn lạc cả vỏ đỏ. Ngoài ra, nhân lạc ngâm giấm còn có tác dụng hạ huyết áp nhất định.