Bụng to có thể do đầy hơi, nhưng nguy hiểm nhất vẫn là do tích tụ mỡ nội tạng. Tránh xa ngay 5 loại thực phẩm này để đẩy lùi tình trạng béo bụng.
Mỡ nội tạng và mỡ bụng đều được lưu trữ xung quanh gan, tuyến tụy và ruột. Khác với chất béo dưới da, chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng hormone, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và các vấn đề về tuyến giáp.
Nếu bạn nghi ngờ bản thân có quá nhiều mỡ nội tạng, hãy nhanh chóng đi khám chuyên khoa. Dưới đây là 5 loại thực phẩm thường gặp, có thể khiến mỡ bụng tăng lên đáng kể mà nhiều người vẫn ăn hàng ngày.
1. Fructose
Hầu như mọi đồ ngọt chúng ta thấy trong siêu thị, như nước ngọt, mứt, bánh kẹo,... đều chứa frutose. Thậm chí, một số loại mứt công nghiệp có chứa tới 60% chất làm ngọt này. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không nên ăn quá 50 gram đường mỗi ngày (ít hơn một chai nước ngọt).
Các tình trạng sức khoẻ có thể xuất hiện khi tiêu thụ quá nhiều fructose là:
- Ngăn cản cơ thể phân huỷ chất béo và tinh bột.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.
- Tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá.
- Có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, dẫn đến các bệnh như cứng động mạch, tiểu đường,...
2. Thực phẩm chứa nhiều chất béo không cân bằng
Nhiều người tự hỏi, làm sao mà một chiếc bánh hamburger lại có thể gây hại cho sức khoẻ, trong khi thành phần chủ yếu của nó là thịt và bánh mì? Một chiếc hotdog cũng chỉ là bánh mì kẹp xúc xích thôi đúng không?
Nhưng vấn đề của chúng là cân bằng dinh dưỡng. Điển hình là bánh hamburger, có hàm lượng chất béo vô cùng cao. Và loại bánh này lại không chứa đủ rau củ quả - loại thực phẩm cung cấp vitamin và chất chống oxy hoá giúp bạn tiêu hoá tốt.
Một chiếc bánh hamburger bình thường chứa 500 calo, 25 gram chất béo, 40 gram tinh bột, 10 gram đường và 1.000 miligam natri, đủ để gây ra các ảnh hưởng khác tới sức khoẻ như:
- Giải phóng quá nhiều insulin, khiến cơ thể đói sau vài giờ (khiến bạn ăn nhiều hơn, dẫn đến béo phì).
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Gây căng thẳng oxy hoá lên các tế bào.
- Suy yếu và co động mạch, dẫn đến bệnh tim.
- Tăng hàm lượng natri, tác động tiêu cực đến mạch máu.
3. Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hoá đã được công nhận là một trong những thủ phạm chính tạo ra mỡ bụng và mỡ nội tạng.
Bánh quy và bánh đóng gói thường chứa siro ngô với hàm lượng fructose cao, cộng với chất béo chuyển hóa. Các loại thực phẩm phổ biến khác như pizza đông lạnh, các sản phẩm bột bánh đông lạnh, kem cà phê hoặc bơ thực vật cũng chứa nhiều chất béo chuyển hóa.
Các nhà khoa học đã chỉ ra một số tình trạng sức khoẻ có thể gây ra bởi chất béo chuyển hoá, bao gồm:
- Tăng nồng độ cholesterol xấu.
- Giảm nồng độ cholesterol tốt.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ em.
4. Tinh bột
Gạo trắng là một trong những nguồn tinh bột phổ biến nhất, cùng với mì ống và bánh mì trắng. Theo một số nghiên cứu, tinh bột có khả năng gia tăng mỡ nội tạng. Bạn có thể chuyển sang gạo lứt, bánh mì đen,... vì chúng chứa nhiều chất xơ hơn, giúp cơ thể dễ dàng chuyển hoá tinh bột hơn.
Ăn quá nhiều tinh bột còn gây ra các tình trạng sau:
- Cơ thể uể oải, chậm chạp.
- Thay đổi tâm trạng.
- Tạo cảm giác đói giả.
- Tăng cảm giác thèm ăn.
- Tăng nguy cơ béo phì.
- Rối loạn insulin, gây ra bệnh tiểu đường loại 2.
5. Đường tinh luyện
Các loại ngũ cốc ăn sáng vị chocolate hay chứa trái cây khô - thường được coi là lành mạnh - lại chứa rất nhiều đường và chất béo tinh chế, trong khi không chứa hoặc chứa rất ít chất xơ.
Lượng đường nạp vào quá cao sẽ ảnh hưởng đến mỡ nội tạng, và chúng cũng gây ra các tác hại như là tinh bột vậy. Ngoài ra các tác hại khác đến từ đường tinh luyện phải kể đến như:
- Tăng nguy cơ sâu răng và các vấn đề về răng miệng.
- Gây biếng ăn cho trẻ.