Trà xanh được coi là một trong những thức uống vàng, có tác dụng giải độc, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp. Tuy nhiên, uống trà sai cách dẫn đến nhiều tác hại khôn lường đối với sức khỏe.
Bài viết có sự tư vấn của các chuyên gia: - Bác sĩ Triệu Tiến Hỉ, trưởng Khoa Thận, Bệnh viện Đông Trực Môn thuộc Đại học Y khoa Bắc Kinh. - Bác sĩ Trình Khang Lâm, trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện số 6 thuộc Đại học Trung Sơn. - Bác sĩ Lý Vinh Khoan, trưởng Khoa Nhiễm trùng , Bệnh viện số 2 thuộc Đại học y khoa Đại Liên. |
Trung Quốc là quê hương của trà, trà đã tồn tại khoảng hơn 4700 năm. Theo y học Trung Quốc, mỗi ngày uống vài chén trà có thể phòng ngừa ung thư, sống trường thọ. Tuy nhiên nếu uống trà không đúng cách, đặc biệt là uống trà quá đặc, có thể gây bất lợi cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng.
Nếu uống trà đặc trong thời gian dài sẽ tác động như thế nào lên cơ thể?
1. Trà đặc phá hủy thận
Trà đặc chứa nhiều florua, thường xuyên uống trà đặc sẽ gây hại cho thận. Bởi vì thận là cơ quan chính để bài tiết chính florua, khi cơ thể hấp thụ nhiều florua vượt quá khả năng bài tiết của thận, nó sẽ khiến florua tích lũy trong cơ thể, và florua trong thận sẽ tăng lên đáng kể, gây ảnh hưởng đến thận.
Hầu hết mọi người đều có một quan niệm, chính là uống trà đặc có thể giải rượu, nhưng trên thực tế sau khi uống rượu, dùng trà là “thêm dầu vào lửa”. Bởi vì trong trà chứa theophylline có tác dụng lợi tiểu. Sau khi uống nhiều rượu, rượu chưa kịp phân giải đã hòa cùng với trà đi vào thận, gây tổn thương cho thận. Ngoài ra, trong trà cũng chứa các chất hình thành sỏi, người thường xuyên uống trà đặc cần phải chú ý bản thân có mắc sỏi thận hay không.
2. Trà đặc phá hủy dạ dày
Trong trà đặc chứa quá nhiều caffeine, theophylline,... sẽ kích thích các tế bào thành dạ dày, dần đến tăng tiết axit dạ dày quá mức. Theo thời gian, niêm mạc dạ dày sẽ bị kích thích và tổn thương, gây viêm, sung huyết, phù thũng, và thậm chí là loét dạ dày, tổn thương đường tiêu hóa. Theo một cuộc khảo sát cho thấy khoảng 70% bệnh nhân bị loét dạ dày thường thích uống trà đặc. Ngoài ra, caffeine trong trà đặc cũng có thể gây nghiện và tạo thành một vòng luẩn quẩn.
3. Trà đặc phá hủy các mạch máu
Người già có mạch máu yếu, trà xanh nhạt có lợi trong việc điều trị tăng huyết áp, nhưng uống trà đặc có thể khiến đại não hưng phấn, gây bất an, mất ngủ và đánh trống ngực, từ đó khiến huyết áo tăng cao. Ngoài ra, tác dụng kích thích của caffeine có thể khiến tim đập nhanh, lưu lượng máu tăng nhanh và thở nhanh, dễ dẫn đến rối loạn nhịp tim, điều này gây bất lợi đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành, nhịp tim nhanh.
Uống trà đặc sẽ làm tăng thể tích máu, đến một mức độ nhất định, nó cũng sẽ làm tăng gánh nặng tim và các triệu chứng suy tim. Uống trà đặc quá nhiều có thể gây tử vong cho bệnh nhân tim mạch và mạch máu não.
4. Trà đặc phá hủy xương
Hàm lượng lớn caffeine trong trà đặc không chỉ ức chế sự hấp thu canxi ở tá tràng, mà còn đẩy nhanh quá trình bài tiết canxi qua nước tiểu. Do tác dụng kép của ức chế hấp thu và tăng tốc bài tiết, dẫn đến thiếu canxi trong cơ thể, đặc biệt gây mất canxi trong xương, thời gian dài sẽ dẫn đến loãng xương, và rất dễ bị gãy xương.
5. Trà đặc phá hủy giấc ngủ
Như chúng ta đã biết, trà chứa 2% đến 5% caffeine, và trà đặc chứa hàm lượng caffeine cao hơn. Một tách trà mạnh chứa khoảng 100mg caffeine. Caffein quá mức có thể gây hưng phấn thần kinh quá độ, dẫn đến mất ngủ.
6. Trà đặc phá hủy chất dinh dưỡng
Trà đặc cũng chứa axit tannic, có thể cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể, biểu hiện là thiếu máu do thiếu sắt, đồng thời còn có thể kết hợp với protein và vitamin B1 trong thực phẩm, gây táo bón. Các chuyên gia dinh dưỡng đã phát hiện ra rằng uống quá nhiều trà sẽ làm tăng lượng nước tiểu, gây mất các chất dinh dưỡng quan trọng như magiê và kali.
7. Trà đặc làm răng ố màu
Nếu nước trà nhạt có thể sẽ không gây ra tình trạng này, nhưng đối với trà đặc thì khác, nó sẽ làm răng ố màu, màu răng sẽ vàng hơn, vôi răng nhiều hơn, làm cho hàm răng mất đi vẻ mỹ quan, đồng thời còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.