Nữ sinh bán thân 3 năm để được thỏa mãn sở thích cười cả ngày từ thú chơi độc hại

Ngày 15/05/2020 11:15 AM (GMT+7)

Vì quá đam mê với thú vui hít khí cười mỗi ngày để được vui vẻ, cô gái trẻ đang là sinh viên đại học đã liều mình bán thân để có tiền thỏa mãn sở thích.

Xiao Liang năm nay 24 tuổi, còn rất trẻ nhưng chỉ sau một thời gian sức khỏe suy kiệt và ngay cả cuộc đời cô cũng bị hủy hoại vì một thứ gọi là khí gây cười.

3 năm trước, Xiao Liang vẫn đang học tại một trường đại học ở Hàng Châu, Trung Quốc. Một lần khi lướt mạng, cô tình cờ thấy quảng cáo khí gây cười nên đã quyết định mua về dùng thử một lần.

Sau khi thử nó một lần, Xiao Liang cảm thấy rất thích và không thể ngừng sử dụng. Mỗi khi buồn chán hay khi ở trong tâm trạng thấp thỏm, Xiao Liang sẽ dùng khí cười. Khí cười thường được đổ đầy trong một chai thép nhỏ, được bán thành hộp, mỗi hộp có 240 đến 300 chai với giá 500-600 nhân dân tệ (khoảng gần 2 triệu đồng).

Nữ sinh bán thân 3 năm để được thỏa mãn sở thích cười cả ngày từ thú chơi độc hại - 1

Xiao Liang bán thân để kiếm tiền mua bình khí cười.

Chơi một mình chưa đủ, Xiao Liang còn rủ thêm bạn bè vài chục người rồi thành trăm người cùng chơi. Bởi vì niềm vui được tạo ra bởi khí cười chỉ có thể kéo dài trong vài giây nên nhiều người sẽ hít liên tục nên các chai khí cười mau chóng hết. 

Càng ngày, Xiao Liang càng đắm chìm trong khí cười. Vì chỉ là một cô sinh viên nên Xiao Liang không có thu nhập, gia đình cô cũng không phải gia đình khá giả, sau khi tốt nghiệp cô cũng không có việc làm nên không đủ khả năng chi trả hàng trăm chai khí cười mỗi ngày.

Nữ sinh bán thân 3 năm để được thỏa mãn sở thích cười cả ngày từ thú chơi độc hại - 2

Nữ sinh bán thân 3 năm để được thỏa mãn sở thích cười cả ngày từ thú chơi độc hại - 3

Căn phòng tràn ngập các bình đựng khí cười của Xiao Liang.

Để thỏa mãn sở thích, Xiao Liang đã quyết định làm một việc liều lĩnh đó chính là bán thân. Cô đã lên mạng tự rao bán chính mình và biến thành gái bao. Tình trạng này kéo dài suốt 3 năm, trong thời gian này Xiao Liang cũng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 

Sau một lần đi tiếp khách, cô đã bị phát hiện và bị bắt. Xiao Liang vừa phải trả giá về sức khỏe, tinh thần và giờ đây là cả tương lai. 

Khí cười là gì?

Khí cười là hợp chất vô cơ có công thức N2O - chất khí không màu, vị ngọt nhẹ. Sở dĩ gọi N2O là khí cười bởi có giả thuyết cho rằng nó tác động lên một điểm của hệ thống thần kinh gây cười. Có giả thuyết khác cho rằng N2O gây phấn chấn đến độ phải cười ở người thì chưa rõ nhưng mô hình ở chuột cống cho thấy N2O làm tăng bài tiết và hoạt hóa các tế bào dopaminergic.

Nhà hóa học Anh Humphry Davy là người đầu tiên khi nghiên cứu về các nitơ oxid đã phát hiện N2O có tính chất sinh lý rất độc đáo, thậm chí kỳ cục là gây cười. Còn người ứng dụng N2O làm chất gây mê đầu tiên là nha sĩ người Mỹ Horace Wells.

N2O gây vô cảm hoặc tê mê toàn thân nhưng không mất tri giác nên nó là chất gây mê yếu. Muốn gây mê hoàn toàn, người ta phải dùng N2O (thật ra là hỗn hợp N2O 50% + O2 50%) phối hợp với thuốc mê đường tĩnh mạch hoặc đường hô hấp. N2O có thể gây buồn nôn, ói mửa hậu phẫu. Dùng N2O một mình chỉ để giảm đau trong nhổ răng ở trẻ con hoặc giai đoạn đầu của chuyển dạ ở phụ nữ mang thai.

Lạm dụng hít khí cười rước họa vào thân

Khí gây cười hiện là “độc chất” được sử dụng nhiều thứ tư ở Anh, theo một Khảo sát Thuốc Toàn cầu (Global Drug Survey), đặc biệt phổ biến với những người trẻ tuổi, với 7,6% từ 16 - 24 tuổi đã bắt đầu sử dụng bóng cười. Đây là một tỷ lệ cao, so với cocaine (4,2%) và thuốc lắc (3,9%).

Tại Anh, trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã ghi nhận 17 trường hợp tử vong liên quan đến việc sử dụng khí gây cười. Mỹ cũng ghi nhận khoảng 15 trường hợp tử vong mỗi năm.

Nên lưu ý, khi hít khí cười qua bóng cười, cơ thể rất khó kiểm soát lượng khí bởi bản thân người sử dụng lúc ấy không thể đo đếm được lượng khí hít vào. Một số chuyên gia cảnh báo hít nhiều khí này chắc chắn sẽ bị ngộ độc, rối loạn, thậm chí cả ung thư và các rối loạn khác trong cơ thể.

Điều nguy hại là nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự, thậm chí là sử dụng ma túy. Bởi vì, khi đã quen cảm giác “phê” với ảo giác, các bạn trẻ rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác “phê” mạnh hơn. Các em đã quen dùng khí cười để “phê” thì sẽ có lúc chơi thử bồ đà, thuốc lắc, “hàng đá”... Đến lúc nào đó sẽ chơi thử heroin, từ hút đến tiêm chích và rồi chắc chắn việc nghiện tiêm chích ma túy cộng với nhiễm HIV/AIDS sẽ đến cái chết.

Nam thanh niên rối loạn cảm giác, tổn thương tủy sống vì hít bóng cười
Do ngộ độc khí N2O khi hít bóng cười, nam thanh niên ở Hà Nội đã phải nhập viện trong tình trạng rối loạn cảm giác, tổn thương tủy sống.
Minh Thùy (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Chuối xanh có giá trị dinh dưỡng rất đặc biệt. Với hàm lượng chất xơ và tinh bột kháng cao, chuối xanh không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa...

Tin bài cùng chủ đề Bóng cười