Nhìn con gái ngày một xanh xao và sức đề kháng kém đi, vợ chồng chị Bai không khỏi đau xót. Họ tự hứa với lòng, dù khó khăn ra sao cũng nhất định không từ bỏ, phải thật mạnh mẽ để tìm đường sống cho con.
Cô bé mắc bệnh thalassemia thể nặng bẩm sinh, cuộc sống gắn liền với bệnh viện
Năm 2017, Huahua được chẩn đoán mắc bệnh beta-thalassemia thể nặng khi mới sinh. Khi vừa chào đời, cô bé đã ở trong tình trạng thiếu máu mức độ trung bình, sắc mặt nhợt nhạt, sức đề kháng cơ thể kém. Niềm vui đón thành viên mới chẳng thể trọn vẹn, những lời bác sĩ nói khiến cha mẹ Huahua trái tim như bị bóp nghẹt. Họ tự động viên nhau, phải thật mạnh mẽ để tìm cách chữa trị cứu sống con.
Khi lớn lên, tình trạng của Huahua càng trở nên tệ hơn, cô bé cần được truyền máu thường xuyên để loại bỏ lượng sắt dư trong cơ thể. Nhìn thấy khuôn mặt con gái tái nhợt và không còn chút sức sống, chị Bai và chồng quyết tâm dù thế nào cũng phải tìm cách cứu con gái. Họ đã đưa Huahua đi khắp đất nước để tìm cách chữa trị nhưng không thành. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng chưa khi nào họ nghĩ đến 2 chữ "từ bỏ".
Cha mẹ Huahua luôn tự động viên nhau, phải thật mạnh mẽ để tìm cách chữa trị, cứu sống con.
Quá trình tìm cách chữa trị kéo dài, sức đề kháng của Huahua ngày càng kém. Đều đặn hàng tháng, cô đều phải vào viện truyền máu, không đủ sức khoẻ để đến trường. Nhìn bạn bè cùng trang lứa cắp sách đi học, Huahua lại hỏi mẹ:
"Mẹ ơi, khi nào bệnh của con mới khỏi? Con muốn đi học!"
Chị Bai nghe xong cố nén lại cảm xúc trong lòng, dịu dàng ôm lấy con và nói:
“Con ngoan, chúng ta hãy cùng nhau cố gắng nhé. Khi con khỏi bệnh và cơ thể khỏe mạnh hơn, con sẽ có thể đến trường”.
Năm 2023, may mắn cuối cùng đã mỉm cười với gia đình 3 người họ. Chị Bai và chồng đã gặp được nhóm các giáo sư đến từ Bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán. Sau khi tìm hiểu, các giáo sư suy đoán rằng cha mẹ Huahua có thể mắc một đột biến gen hiếm gặp.
Kết quả kiểm tra toàn diện cho thấy người mẹ mang gen beta-thalassemia dị hợp tử, trong khi người chồng mang gen beta-thalassemia hiếm gặp khác. Biểu hiện lâm sàng của Huahua rất nặng và cặp vợ chồng sinh thêm con thì có 25% khả năng con họ sẽ mắc bệnh beta-thalassemia nặng.
Căn bệnh này có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng, phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ, khiến trẻ phải phụ thuộc lâu dài vào việc truyền máu để duy trì sự sống. Việc truyền máu thường xuyên để loại bỏ sắt như một phương pháp điều trị triệu chứng. Ghép tế bào gốc tạo máu hiện là phương pháp chữa trị triệt để duy nhất.
Tế bào gốc tạo máu đến từ ba nguồn trong cơ thể con người: tủy xương, máu dây rốn và máu ngoại vi. Ghép tủy có yêu cầu cao đối với người hiến và khó kết hợp; trong khi đó tế bào gốc tạo máu máu cuống rốn có ưu điểm là ít nguy cơ bị đào thải sau ghép. Tuy nhiên, Huahua là con một và không có anh chị em hiến tặng, cũng không tìm được người hiến phù hợp trong xã hội.
Vợ chồng chị Bai sau khi nghe nhóm chuyên gia tư vấn đã quyết định sử dụng công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con khỏe mạnh và sử dụng tế bào gốc tạo máu dây rốn của đứa trẻ để điều trị cho chị.
Em trai ra đời, chị gái mở ra cuộc sống mới
Giữa năm 2023, chị Bai có được 2 phôi tối ưu, “gánh vác niềm hy vọng của cả gia đình” và đã mang thai thành công. Trong thời gian mang thai, kết quả khám thai của bà Bai rất tốt. Cả gia đình đều mong chờ sự ra đời của đứa trẻ, khi vọng con sẽ mang lại hy vọng và ánh sáng mới cho cả gia đình.
Em bé chào đời khỏe mạnh, mang lại hy vọng cho chị gái.
Ngày 26/3, Bai đã hạ sinh thành công bé trai, cả hai mẹ con đều khỏe mạnh. Máu cuống rốn quý giá từ Erbao đã được truyền lại thành công vào cơ thể Huahua theo kế hoạch. Sau hơn 40 ngày điều trị và quan sát trong kho cấy ghép, Huahua cuối cùng đã có được khả năng tái tạo máu và được “tái sinh”.
Cặp vợ chồng đã rơi nước mắt vì hạnh phúc khi nhớ lại hành trình hơn 7 năm qua. Giờ đây, gia đình họ có thêm một đứa trẻ khỏe mạnh đáng yêu và con gái lớn cũng dần bình phục.
(*) Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi.