Loại hải sản này có tên rất lạ, vẻ ngoài giống con trai biển nhưng vỏ mỏng hơn. Đây là đặc sản quý hiếm ở cầu Sài ra, trước đây dùng để tiến Vua.
Vùng đất xứ Thanh nổi tiếng với nhiều loại đặc sản biển, trong đó có một loại khá lạ lẫm với nhiều người với cái tên độc lạ, đó là phi. Theo tìm hiểu, phi là một loại hải sản vừa sống ở nước mặn, vừa sống ở nước lợ, chúng có nhiều ở ven biển Thanh Hóa như Hải Lộc (Hậu Lộc), Lạch Ghép (Quảng Xương), Lạch Hới (Sầm Sơn). Đoạn sông qua cầu Sài có nước lớn nên loài phi sống rất nhiều. Phi ở đây có vỏ mỏng, ruột trắng ăn rất ngon nấu được nhiều món, từng là sản vật dâng lên tiến Vua.
Phi cầu Sài có hình dáng trông rất giống con trai biển, nhưng vỏ mỏng hơn. Con lớn nhất dài cả gang tay. Ruột phi dày trắng ngần, có hai tua dài. Tua của chúng cũng chính là hai chiếc “ăng ten” cực kỳ nhạy, có bất cứ động tĩnh gì nó sẽ chui sâu dưới cát. Chính vì vậy, bắt phi là một công việc khó nhọc và vất vả. Đào phi phải dựa vào con nước, nước ròng kiệt (nước cạn), trời yên biển lặng thì nó mới chịu đưa vòi lên kiếm ăn. Khi người đi đào tìm thấy chỗ ụ cát bằng nắm tay, màu hơi xanh, có những lỗ nhỏ bằng chân hương thì ngay lập tức ra sức đào thật nhanh để móc phi lên. Những ngày biển động hoặc trở trời thì không thể xác định phi đang ở chỗ nào dưới bãi cát rộng mênh mông.
Từ phi cầu Sài có thể chế biền thành các món xào, rán, nấu canh hay cháo. Nhưng thông thường là nấu canh và rán. Nếu trước đây phi có nhiều trong tự nhiên thì ngay nay chúng khan hiếm hơn, rất khó để mua được. Trên chợ mạng và những nơi bán hải sản tươi sạch, phi được bán với giá khoảng 120.000 đồng/kg.
Đào phi phải dựa vào con nước, nước ròng kiệt (nước cạn), trời yên biển lặng thì nó mới chịu đưa vòi lên kiếm ăn. Khi người đi đào tìm thấy chỗ ụ cát bằng nắm tay, màu hơi xanh, có những lỗ nhỏ bằng chân hương thì ngay lập tức ra sức đào thật nhanh để móc phi lên. Những ngày biển động hoặc trở trời thì không thể xác định phi đang ở chỗ nào dưới bãi cát rộng mênh mông.
Anh Trình An - chủ một nhà hàng ở Thanh Hóa chia sẻ: "Phi là đặc sản ít người biết tới, mấy năm gần đây ai đến vói Thanh Hóa cũng tìm để thưởng thức các món ăn chế biến từ phi cầu Sài. Nhà hàng của tôi đưa phi vào thực đơn và rất đông khách".