Loại cây dại xưa làm hàng rào, nay là đặc sản ngon nức tiếng 150.000đồng/kg, có tiền cũng khó mua

Minh Khuê - Ngày 07/11/2021 16:28 PM (GMT+7)

Bông so đũa có 2 màu chính là tím đỏ và trắng xanh, là đặc sản nổi tiếng ở miền Tây có thể chế biến thành nhiều món ngon trong nhà hàng, quán ăn. Trên thị trường, bông so đũa có giá khoảng 150.000 đồng/kg.

Cây so đũa còn có tên gọi khác là điền thanh hoa lớn, tên khoa học là Sesbania grandiflora Pers. Đây là cây thân gỗ, có chiều cao khoảng từ 4-10 m, thuộc chi Sesbania trong họ Đậu (Fabaceae). Loại cây này được tìm thấy ở nhiều nơi như Đông Nam Á, Ấn Độ… đều là khu vực nhiệt đới nóng ẩm.

Loại cây dại xưa làm hàng rào, nay là đặc sản ngon nức tiếng 150.000đồng/kg, có tiền cũng khó mua - 1

Bông so đũa trắng xanh và thái đỏ, xưa là loại cây dại mọc ven bờ ruộng, hoặc được trồng làm hàng rào

Bông so đũa trắng xanh và thái đỏ, xưa là loại cây dại mọc ven bờ ruộng, hoặc được trồng làm hàng rào

Ở Việt Nam, cây so đũa có nhiều ở miền Tây, so đũa thường cho hoa màu trắng xanh, phổ biến hơn so với cây so đũa thái đỏ có hoa màu tím đỏ tía, còn màu vàng và màu xanh chủ yếu được dùng làm thuốc. Trước đây, cây so đũa thường mọc dại ở ven bờ ruộng, sông ngòi kênh rạch, sau đó được mang về vườn nhà trồng với mục đích chủ yếu làm hàng rào, làm cảnh, các phần non của hoa, lá, quả thường được dùng làm rau ăn.

Theo nghiên cứu, bông so đũa có thành phần dinh dưỡng rất cao với nhiều protid, lipid, beta carotene, vitamin A, vitamin B, hàm lượng vitamin C, nhiều khoáng tố như canxi, sắt, natri, kali tốt cho sức khỏe. 

Bông so đũa được xem là một thức rau đặc sản của người dân miền Tây.

Bông so đũa được xem là một thức rau đặc sản của người dân miền Tây.

Bông so đũa khi ăn có vị ngọt hơi đắng, nhân nhẩn lẫn trong mùi rau cỏ tự nhiên, tính mát nên thường xuất hiện trong các bữa cơm mùa hè oi bức để thanh nhiệt, giải độc. Người dân miền Tây sử dụng bông so đũa để chế biến thành các món ăn phong phú và đa dạng: Bông so đũa luộc chấm mắm kho quẹt, nấu canh chua, xào tôm thịt, ăn lẩu, là rau sống ăn kèm với bún, các món kho tộ, gỏi bông so đũa… 

Theo kinh nghiệm, người dân miền Tây phải hái bông so đũa lúc sáng sớm, còn tươi, nhặt bỏ cuống và nhụy đắng, bỏ đài, rửa nhẹ dưới vòi nước để tránh bầm dập mất ngon. So đũa không bảo quản được lâu vì rất nhanh héo úa, dập nếu vận chuyển đi xa và hái xuống quá lâu từ cây mà chưa được chế biến cũng sẽ bị đắng.

Loại cây dại xưa làm hàng rào, nay là đặc sản ngon nức tiếng 150.000đồng/kg, có tiền cũng khó mua - 4

Thứ hoa dại này giờ đây có thể làm được thành nhiều món ăn ngon, nổi tiếng, ai cũng muốn thưởng thức

Thứ hoa dại này giờ đây có thể làm được thành nhiều món ăn ngon, nổi tiếng, ai cũng muốn thưởng thức

Hiện nay, bông so đũa vẫn là đặc sản được nhiều người săn lùng và tìm kiếm tại các thành phố. Theo khảo sát, giá cả của bông so đũa ở TP. HCM không hề rẻ, khoảng 150.000 đồng/kg, bông so đũa thái đỏ sẽ có giá đắt hơn và đều phải đặt trước mới có hàng chứ không sẵn ngoài các sạp hàng ở chợ như các loại rau khác. 

Bông so đũa được bán với mức giá 150,000 đồng/kg tại một trang thương mại điện tử

Bông so đũa được bán với mức giá 150,000 đồng/kg tại một trang thương mại điện tử

Trong nhà hàng, bông so đũa cũng được chế biến thành nhiều món ăn từ dân dã tới sang trọng và vô cùng đắt khách. Thưởng thức bông so đũa đúng cách nhất của dân sành ăn là tới tận các nhà hàng ở miền Tây khi đi du lịch, thưởng thức những món ăn từ bông so đũa mới hái từ trên cây xuống. 

Do nhu cầu tiêu thụ bông so đũa ngày càng nhiều nên ở các tỉnh miền Tây bắt đầu có chính sách khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao bằng việc mở rộng quy mô trồng cây so đũa. Thay vì trước đó chỉ trồng cây làm cảnh, tiện thể hái bông so đũa để phục vụ cho bữa cơm nhà, giờ đây nhiều nơi đã trồng loại cây này thay thế cho hoa màu và cây nông nghiệp dài ngày. 

Vườn bông so đũa của chị Ánh Tuyết.

Vườn bông so đũa của chị Ánh Tuyết.

Tại Hậu Giang, chị Ánh Tuyết đã chuyển 3.000 m2 đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây so đũa lấy bông kết hợp với trồng bông súng dưới mương từ năm 2018. Theo chị Tuyết, trước đây khi muốn ăn bông so đũa phải đợi đến mùa, còn thời điểm hiện tại ở chỗ chị Tuyết thì thời điểm nào trong năm cũng có. Cây trồng khá đơn giản, chỉ khoảng từ 2,5 – 3 tháng là có thu hoạch, chi phí đầu tư lại thấp.

Chị Tuyết thường đổ sỉ cho các quán ăn tại địa phương hoặc bán cho thương lái đến tận vườn lấy hàng. Trung bình mỗi ngày chị Ánh Tuyết hái được từ 13-15 kg bông so đũa, thu nhập một ngày sau khi trừ đi chi phí nhân công khoảng 500.000 đồng/ngày, giá trị kinh tế rất lớn nên vợ chồng chị Tuyết đang có ý định nhân rộng mô hình.

Không chỉ là đặc sản miền Tây dùng để chế biến các món ăn ngon, bông so đũa còn được xem là một loại dược liệu quý giá. Trái và hạt so đũa có tính nhuận tràng, kích thích trí tuệ, chống thiếu máu, viêm phế quản, sốt, đau, khát nước, làm giảm kích thước các khối u. Hoa dùng để chữa vàng da, viêm phế quản, bệnh gút, phù thũng và sốt cách nhật....  

Đặc sản ở Việt Nam nhìn ghê rợn nhưng giá nửa triệu/kg, dân nhậu có tiền cũng khó mua được
Những con sâu tre béo núc níc, bò lúc nhúc trông rất sợ hãi nhưng đem chiên giòn tan cùng lá chanh trở thành món khoái khẩu.

Đặc sản 4 phương

Minh Khuê
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương