Loại lá mọc dại xưa rụng vứt đi bất ngờ thành đặc sản ngon 100.000đồng/kg, đặt trước mới có hàng

H.A - Ngày 14/11/2021 09:44 AM (GMT+7)

Cây xương sông thường mọc tự nhiên trong vườn hoặc trong rừng ở cao độ thấp, được người dân dùng làm nhiều món ăn ngon. 

Cây xương sông hay còn có tên gọi khác là rau húng, xang sông, hoạt lộc thảo, là loài thực vật mọc dại tại các vùng Nam Á và Đông Nam Á, Hoa Nam, Đài Loan. Ở nước ta, xương sông phân bổ tại nhiều tỉnh thành từ Bắc vào Nam, mọc tự nhiên trong vườn hoặc trong rừng ở cao độ thấp. 

Loại lá mọc dại xưa rụng vứt đi bất ngờ thành đặc sản ngon 100.000đồng/kg, đặt trước mới có hàng - 1

Cây xương sông mọc hoang dại ở trong các khu rừng

Cây xương sông mọc hoang dại ở trong các khu rừng

Loài thực vật này có tên khoa học Blumea lanceolaria – thuộc họ Cúc (Asteraceae), là cây thân thảo sống lâu năm. Cây xương sông có chiều cao từ 0,6 - 2m, mọc thẳng đứng không chia nhánh. Lá cây thuôn dài, mép có răng cưa, càng lên cao lá càng nhỏ lại, khép mép. Cây có hoa mọc ở nách các lá, màu vàng nhạt và có mào lông màu trắng. Xương sông cũng có quả hình trụ, 5 cạnh trông rất lạ mắt.

Một số nghiên cứu về lá xương sông cũng chỉ ra thảo dược này chứa 0.24% tinh dầu, trong đó chủ yếu là limonene, p-cymene, methylthymol cùng nhiều hoạt chất khác. Ngoài ra, lá xương sông còn cung cấp cho cơ thể nhiều khoáng chất và vitamin như vitamin B1, B2, C, PP, phosphor, sắt, canxi, đường, chất xơ và protein, rất bổ dưỡng. 

Loại lá mọc dại xưa rụng vứt đi bất ngờ thành đặc sản ngon 100.000đồng/kg, đặt trước mới có hàng - 3

Lá xương sông dùng làm nhiều món ăn ngon.

Lá xương sông dùng làm nhiều món ăn ngon.

Từ lâu, cây xương sông được biết đến là một loại rau dại mọc tự nhiên và rất tốt cho sức khỏe. Người dân thường sử dụng lá cây như một loại gia vị, có mùi hơi hăng của dầu khá đặc trưng. Phần lá non của cây có thể dùng làm các món như gỏi cá, ăn như rau sống. Phần lá già hơn có thể băm nhỏ làm chả và cuốn chả nướng, nấu canh, xào cùng thịt… Đây cũng là một loại rau không thể thiếu trong đặc sản rau rừng Tây Ninh dùng để ăn kèm với món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng.

Tại tỉnh Đắk Lắk, lá xương sống khá phổ biến với món gỏi lá trứ danh. Bà H'Rai Ktla (48 tuổi, TP. Buôn Ma Thuột) kể rằng, lá xương sông mọc nhiều nhất là vào độ tháng 6 đến tháng 10, trời vào mùa mưa. “Vào thời điểm đó, bà con trong buôn làng lại kéo nhau vào rừng, hay đi ven suối để kiếm rau rừng. Rau hái về nhiều ăn không hết lại đem ra phố bán hoặc trao đổi hàng hóa. Nhờ đó, rau rừng dần dần được nhiều người ở phố thị biết đến và ưa chuộng”, bà chia sẻ.

Loại lá mọc dại xưa rụng vứt đi bất ngờ thành đặc sản ngon 100.000đồng/kg, đặt trước mới có hàng - 5

Loại lá mọc dại xưa rụng vứt đi bất ngờ thành đặc sản ngon 100.000đồng/kg, đặt trước mới có hàng - 6

Các món ngon từ lá xương sông.

Các món ngon từ lá xương sông.

Tại nơi núi rừng Tây Nguyên này, lá xương sông nổi tiếng với thực khách và khách du lịch vì hương vị lạ, dễ ăn, dễ kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác. Lá phát triển trong môi trường tự nhiên, hoang dã, không chịu sự tác động của con người như bón phân, xịt thuốc, cho hái lá quanh năm, nên đảm bảo là rau sạch 100%. 

Giờ đây, lá xương sông được một số nhà vườn phát triển giống và trồng ở quy mô lớn nhằm cung cấp cho các nhà hàng, thương lái bỏ sỉ. Ông Lê Văn Dĩ, ở ấp Lộc Trát, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng có một vườn rau rừng trồng đủ các loại, trong đó không thể thiếu lá xương sông. Ông chia sẻ, xương sông là dòng cây ưa nắng, nên ông tìm vị trí có thể đón được nhiều nắng cho cây rồi làm vòi phun sương, ít khi phải chăm sóc hay bón phân. Nhờ trồng rau rừng, gia đình ông Dĩ có nguồn thu nhập ổn định, lá rau rừng mang lại giá trị kinh tế khá cao.

Lá xương sông trong vườn nhà ông Dĩ.

Lá xương sông trong vườn nhà ông Dĩ.

Từ lá xương sông, mỗi dân tộc sẽ có một cách chế biến riêng, thông dụng nhất vẫn là dùng phần ngọn và lá non nấu canh với với thực phẩm khác như cá tươi, cá khô, tôm, cua, thịt gà… Loại lá này còn là nguyên liệu không thể thiếu trong món canh thụt truyền thống của người M’nông. Dù được chế biến cách nào đi chăng nữa, lá vẫn giữ hương vị thơm đặc trưng. 

Giờ đây, lá xương sông đã “về phố”, được người thành thị ưa chuộng với nhiều món ăn ngon lành, hấp dẫn trong các nhà hàng. Tại một số cơ sở chuyên cung cấp rau rừng, loại lá này cũng được bán với giá dao động từ 80,000 - 100,000 đồng/kg. Nhiều nơi còn bán cây xương sông giống làm cảnh, hoặc để trồng lấy rau xanh.

Loại lá mọc dại xưa rụng vứt đi bất ngờ thành đặc sản ngon 100.000đồng/kg, đặt trước mới có hàng - 9

Mua lá xương sông qua Internet khá dễ dàng.

Mua lá xương sông qua Internet khá dễ dàng.

Cầm trên tay túi rau xương sông được mua từ cửa hàng rau sạch trên quận 3, TP. HCM, chị Phương Vy (32 tuổi, TP. HCM) cho biết: “Mình biết lá rau này từ nhỏ và cũng rất thích ăn vì mùi thơm của nó. Mình dự định làm món chả cuốn, trẻ con trong nhà cũng rất thích món ăn lạ miệng này”.

Theo dân gian, lá xương sông không chỉ làm tăng hương vị món ăn mà còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, khử mùi tanh và chống dị ứng khi dùng một số loại thực phẩm có tính hàn. Do đó, ăn các món ăn từ lá xương sông còn có tác dụng giải cảm, chữa sốt, ho, nôn trớ, buồn nôn, thấp khớp. 

Loại cây xưa trồng làm hàng rào bất ngờ thành đặc sản hiếm 120.000đồng/kg, ăn chín hay sống đều ngon
Cây chùm bao ngày xưa thường mọc dại bên bờ hàng rào, ven sông suối, người dân hái lá về cho lợn ăn. Giờ đây loại rau này là đặc sản có giá lên tới...

Đặc sản 4 phương

H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương