Loại quả xưa chín không ai thèm hái, nay là đặc sản 350.000 đồng/kg, nhiều người "săn lùng"

H.A - Ngày 10/09/2021 20:15 PM (GMT+7)

Vì có nhiều công dụng với sức khỏe, loại quả rừng này hiện đang được nhiều người tìm mua với giá đắt đỏ. 

Mướp đắng rừng, hay còn gọi là khổ qua rừng, là loại giống cây dây leo thuộc họ bầu bí, mọc hoang dại tại các sườn núi ở các quốc gia nhiệt đới như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Caribbean,... 

Tại Việt Nam, quả khổ qua rừng có nhiều ở Tây Nguyên và các tỉnh Tây Bắc. Loại quả này có cùng họ với mướp đắng nhà song có kích thước quả và dây nhỏ hơn, vị đắng cao hơn, mùi thơm rất đặc trưng. Đặc biệt, mướp đắng rừng mọc hoang nên không có chất bảo vệ thực vật trong quá trình chăm sóc như mướp đắng trồng.

Quả khổ qua rừng có nhiều ở Tây Nguyên và các tỉnh Tây Bắc

Quả khổ qua rừng có nhiều ở Tây Nguyên và các tỉnh Tây Bắc

Chị Lã Thị Nhạc (ở Đắk Lắk) cho biết mướp đắng rừng mọc hoang dưới chân núi đá hoặc leo trên thân những loài cây khác trong rừng. Loại quả này ngắn, nhìn hơi tròn, thân sần sùi, màu đậm hơn mướp đắng trồng, trái to nhất chỉ bằng ngón chân cái. Trước đây người vùng cao hay vào rừng hái mướp đắng về xào trứng, xào thịt hoặc hãm nước uống. Mướp có vị đắng nhưng nhai lâu sẽ ngọt bùi, đậm vị hơn mướp đắng thường. 

"Ngoài chế biến món ăn, cả lá và quả mướp đắng rừng từ lâu đã được xem như một bài thuốc. Ngày bé mỗi khi bị ngứa, mẹ tôi lại vào rừng hái về hãm nước cho tôi uống hoặc đun nước tắm", chị Nhạc kể lại. 

Nó có kích thước bé hơn nhiều so với khổ qua thường

Nó có kích thước bé hơn nhiều so với khổ qua thường

Từ loại quả rừng mọc tự nhiên, không có giá trị kinh tế, mấy năm trở lại đây, mướp đắng rừng được nhiều người săn đón với giá cực đắt đỏ. Theo khảo sát trên chợ mạng và các sàn thương mại điện tử, quả mướp đắng tươi được bán với giá 70.000 - 100.000 đồng/kg, còn mướp đắng khô được đóng túi cẩn thận và bán với giá từ 200.000-350.000 đồng/kg. 

Khổ qua rừng phơi khô có nhiều công dụng với sức khỏe, đặc biệt những người huyết áp cao và tiểu đường

Khổ qua rừng phơi khô có nhiều công dụng với sức khỏe, đặc biệt những người huyết áp cao và tiểu đường

Rao bán mướp đắng rừng cả loại khô và loại tươi trên chợ mạng, chị Phan Trang (ở Hà Đông, Hà Nội) cho biết chị chuyên bán các loại đặc sản rừng, mấy năm gần đây thấy có nhiều người hỏi mua quả mướp đắng rừng nên chị tìm mối nhập loại quả rừng này về bán. "Tôi nhờ người thu gom của bà con dân tộc ở Sơn La gửi xuống Hà Nội. Vì là cây dại, sản lượng thấp nên mướp đắng rừng có giá khá cao mà số lượng không nhiều, hàng về tới đâu bán hết tới đó. Thời điểm hàng về nhiều, tôi bán với giá 70-80 nghìn đồng/kg, còn lúc khan hiếm có thể lên tới 100.000 đồng/kg loại tươi. 

Năm nay dịch bệnh, hàng khó vận chuyển hơn nên có người phải đặt hàng cả tuần, thậm chí chục ngày mới có", chị Trang nói.

Loại quả xưa chín không ai thèm hái, nay là đặc sản 350.000 đồng/kg, nhiều người amp;#34;săn lùngamp;#34; - 4

Trên sàn thương mại điện tử, khổ qua rừng rao bán với giá đắt

Trên sàn thương mại điện tử, khổ qua rừng rao bán với giá đắt

Ngoài mướp tươi, chị Trang còn bán cả mướp đắng rừng khô, loại này có thể bảo quản được lâu nên dễ bán hơn. Mỗi kg mướp rừng khô chị bán với giá 150.000-250.000 đồng/kg tùy thời điểm. Loại khô nhiều người mua về hãm nước uống rất tốt cho người huyết áp cao, tiểu đường hoặc sử dụng đun nước tắm cho cả người lớn và trẻ em quanh năm.

Vừa đặt được 1kg mướp đắng rừng, chị Hảo (ở Đống Đa, Hà Nội) cho biết chồng chị rất thích vị đắng của mướp đắng rừng, đắng hơn mướp đắng rừng và vị thơm hơn, vì thế thỉnh thoảng chị vẫn mua về để xào tỏi hoặc xào với thịt. "Mọi năm đặt mua mướp đắng rừng khá dễ, nhưng năm nay do dịch bệnh nên người bán hàng ít hơn, tôi phải chờ 3-4 ngày mới có hàng", chị Hảo chia sẻ. 

Ông Hoàng Mai trồng khổ qua rừng và đem về thu nhập khá

Ông Hoàng Mai trồng khổ qua rừng và đem về thu nhập khá

Vì mang lại giá trị kinh tế, nhiều người còn trồng khổ qua rừng quy mô lớn, thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm. Chia sẻ trên Dân Việt, ông Nguyễn Hoàng Mai (xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) cho biết hiện ông đang trồng 1ha khổ qua rừng và làm giàn cẩn thận. "Khổ qua rừng vốn là loài cây dại nên rất dễ trồng, chăm sóc không quá cầu kỳ, mỗi ngày tôi thu hoạch hơn 100kg trái. Mỗi năm vườn khổ qua rừng đã đem về gia đình lợi nhuận hơn 300 triệu đồng", ông Hoàng Mai tiết lộ. 

Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng, cả người lớn và trẻ nhỏ.

Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ và hỗ trợ điều trị một số bênh lý khác như tiểu đường, huyết áp… Tuy nhiên, khi sử dụng loại quả này, người dùng có thể gặp một số tác dụng phụ. Trong đó, đáng chú ý nhất là nó có thể kích thích sảy thai. 

Xưa mọc dại bạt ngàn không ai thèm hái, nay thành đặc sản nổi tiếng 120.000/kg, bán kiếm bộn tiền
Từ thứ rau mọc dại, xuất hiện trong những bữa cơm đạm bạc của người nghèo, giờ đây năn bộp trở thành món ăn đặc sản lên tới 120.000 đồng/kg.

Đặc sản 4 phương

H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương