Bánh chưng là món ăn cổ truyền, được nhiều người ưa chuộng nhưng chúng cũng dễ gây tác dụng ngược với sức khỏe nếu dùng không khoa học và hợp lý.
Trưởng khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.
Video bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng chia sẻ về vấn đề ăn bánh chưng rán sau Tết.
Hay ăn bánh chưng rán sau Tết coi chừng tăng cân
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng khoa Khám, tư vấn dinh dưỡng người lớn (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, bánh chưng là một món ăn có lịch sử lâu đời và gắn bó với ẩm thực truyền thống của dân tộc. Vào dịp Tết các gia đình thường tranh thủ làm rất nhiều bánh chưng để ăn dần, dẫn tới tình trạng hết Tết vẫn thừa bánh chưng.
Khi đó, cách chế biến thường thấy và được nhiều người yêu thích nhất là rán bánh vừa để làm nóng vừa kích thích vị giác. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng cho rằng, rất ít người cắt 1/8 chiếc bánh chưng để rán, mà thường cắt 1/4 hoặc 1 nửa để tránh bị vỡ.
Mỗi bữa chỉ nên ăn 1/8 chiếc bánh chưng là đủ năng lượng, không nên ăn quá nhiều.
Khi ăn bánh chưng rán như vậy, ngoài năng lượng sẵn có trong chiếc bánh chưng thì cơ thể còn nạp thêm năng lượng từ việc chiên rán (dầu, mỡ). "Cộng hưởng hai thứ đó lại, cơ thể nhận quá nhiều năng lượng với việc chỉ ăn bánh chưng, chưa kể bữa ăn còn dùng nhiều thực phẩm khác. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới việc nhiều người bị tăng cân dịp Tết", bác sĩ Hưng cảnh báo.
Do vậy, kiểm soát việc ăn bánh chưng để không bị tăng cân dịp Tết là rất quan trọng. Mọi người vẫn có thể ăn bánh chưng rán, nhưng cần chia nhỏ để tránh nạp quá nhiều năng lượng vào cơ thể, ngoài ra nên ăn thêm nhiều rau, hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm, chất béo khác.
Bánh bị mốc ngoài lá hoặc một phần vẫn ăn
Một vấn đề nữa khi ăn bánh chưng sau Tết rất nhiều gia đình gặp phải là tiếp tục sử dụng khi bánh bị mốc ở hai đầu hoặc ngoài lá. Khi gặp tình trạng này, nhiều người rửa lại bánh rồi đem hấp lại cho mềm, hoặc cắt bỏ hai đầu mốc, ăn phần lành ở phía trong.
TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, việc làm này rất tai hại, có thể gây ngộ độc cấp tính phải nhập viện cấp cứu, hoặc có thể gây hại cho gan hay nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
TS.BS Trương Hồng Sơn cho rằng, dù bánh bị mốc đầu hay mốc ngoài lá cũng cần bỏ ngay.
Theo phân tích của TS Hồng Sơn, thời điểm tháng Giêng thường có độ ẩm cao, trong khi bánh chưng chứa thịt, đậu xanh sẽ là môi trường thích hợp cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
“Nếu ăn bánh chưng bị thiu chua, mốc có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm. Với trường hợp bánh chưng bị mốc lá hoặc mới mốc một góc, chúng ta nên loại bỏ và không nên ăn vì độc tố aflatoxin do nấm mốc sinh ra vẫn có thể xâm nhập vào bên trong bánh gây ngộ độc. Thêm vào đó, một số loại vi khuẩn, nấm mốc sau khi chết vẫn tiết ra độc tố gây ra ngộ độc cho người sử dụng”, bác sĩ Hồng Sơn cảnh báo.
Có rất nhiều cách bảo quản bánh chưng, trong đó có việc hút chân không, cất trong tủ lạnh.
Làm sao để bảo quản bánh chưng ngày tết
TS Trương Hồng Sơn tư vấn, để bánh chưng không bị mốc hoặc ôi thiu, sau khi vớt bánh cần rửa sạch chất nhựa dính bên ngoài, sau đó để bánh ở nơi khô ráo, thoáng gió. Ngoài ra, hút chân không cũng là biện pháp bảo quản bánh chưng rất phổ biến, không chỉ giúp cất trữ bánh hợp vệ sinh, mà còn hạn chế côn trùng, bụi bẩn.
Bảo quản bánh ở ngăn mát tủ lạnh cũng là biện pháp an toàn. Bánh chưng khi để ở nhiệt độ ngoài trời có thể bảo quản trong 3-4 ngày và thời gian sẽ giảm đi khi trời nồm, ẩm ướt. Với cách bảo quản bằng hút chân không, bánh chưng có thể giữ được 5-10 ngày trong điều kiện bình thường. Trong khi đó bảo quản ngăn mát tủ lạnh có thể để được 15-20 ngày.
TS Sơn mách nhỏ, nếu không kịp tiêu thụ lượng bánh chưng, các gia đình có thể bảo quản trong ngăn đá, khi cần thì bỏ xuống rã đông từ từ trong ngăn mát và sau đó có thể luộc, hấp lại để bánh đỡ sượng.
Tin liên quan
Bánh chưng có đầy đủ các nhóm chất nên cung cấp khá nhiều năng lượng. Tuy nhiên, nếu ăn hợp lý thì không phải vấn đề đáng lo ngại.
Rau cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt có những loại rau vô cùng giàu protein, tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, với những...
Việc cắt bỏ phần mốc rồi tiếp tục sử dụng bánh chưng rất nguy hiểm, vì nấm mốc có trong bánh, mắt thường không thể nhìn thấy được.
Bánh chưng ăn với dưa hành món ngon nhiều người thích nhưng chuyên gia khuyến cáo không nên ăn nhiều
Bánh chưng giàu năng lượng, dưa hành kích thích tiêu hóa vì thế đây là sự kết hợp hoàn hảo nhưng tuyệt đối không nên ăn nhiều.
Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán
Dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng chợ hoa Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã bày bán những cành đào, chậu quất mini, cành mận Tây Bắc... phục vụ người dân.