Đừng chỉ nấu canh cua với mùng tơi hay rau ngót, kết hợp cùng thứ rau rẻ tiền này giúp nhân đôi dưỡng chất

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 06/04/2024 14:00 PM (GMT+7)

Canh cua là món ăn ưa thích vào mùa nắng nóng, bởi có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Việc lựa chọn thực phẩm nấu canh cua rất quan trọng, không chỉ làm tăng hương vị món ăn, mà còn giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.

Canh cua là món ăn truyền thống, khi nấu thường được kết hợp với rau đay, rau ngót hoặc mùng tơi và mướp hương. Đây đều là những loại rau truyền thống, lành tính và cho hương vị khá hấp dẫn. Tuy nhiên, ít ai biết rau dền nấu cùng canh cua sẽ nhân đôi dưỡng chất, nhất là canxi và sắt.

Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, cả rau dền và cua đồng đều chứa hàm lượng sắt và canxi khá cao. Trong đó, rau dền đỏ chứa hàm lượng sắt cao nhất trong số các loại rau và củ quả dùng làm rau.

Lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, rau dền và cua vẫn được mọi người kết hợp với nhau khi chế biến thành món ăn, vì hai loại thực phẩm này không kỵ nhau. Tuy nhiên, do rau dền có màu đỏ tươi nên khi nấu cùng cua cho màu sắc không bắt mắt nên mọi người ít chế biến hơn. Trong khi đó, các loại rau như rau ngót, rau đay, rau mùng tơi và mướp hương đều có màu xanh, kết hợp khi nấu cùng cua sẽ cho bát canh đẹp mắt hơn.

Canh cua nấu rau dền giàu dinh dưỡng nhưng không bắt mắt nên ít người kết hợp trong chế biến món ăn.

Canh cua nấu rau dền giàu dinh dưỡng nhưng không bắt mắt nên ít người kết hợp trong chế biến món ăn. 

Các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong 100g cua đồng có tới 5,040mg canxi, 4,7mg sắt, ngoài ra chúng còn chứa hàm lượng phốt pho và protein tương đối cao. Trong khi đó, 100g rau dền có 288mg canxi, khoảng 11,8mg sắt và nhiều chất xơ hòa tan, cũng như các loại vitamin và khoáng chất khác.

Từ những con số thống kê trên có thể thấy, khi kết hợp cua đồng và rau dền nấu canh hàm lượng canxi và sắt chúng ta nhận được sẽ cao hơn rất nhiều so với các loại rau khác. Trong khi đó, đây là hai loại khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, vừa bổ máu, lại giúp xương chắc khỏe hơn.

Mặc dù vậy, lương y Bùi Đắc Sáng cho rằng, mọi người không nên sử dụng quá thường xuyên canh cua nấu rau dền bởi khi nạp quá nhiều canxi hay sắt vào cơ thể sẽ gây nên tình trạng dư thừa, khi đó thận sẽ hoạt động nhiều và ảnh hưởng đến chức năng thận. Đặc biệt, việc lắng đọng canxi nhiều sẽ gây nên tình trạng sỏi thận.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (chuyên gia về Công nghệ thực phẩm) cũng cho rằng, đúng là cua đồng và rau dền chứa nhiều canxi và sắt, nhưng việc có kết hợp chúng thành một món ăn hay không sẽ tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Hơn nữa, với canh cua điều quan trọng nhất là chất lượng và độ an toàn bởi đây là thực phẩm rất dễ bị vi khuẩn tấn công, gây hại cho sức khỏe. “Theo tôi, kết hợp canh cua với loại rau nào không quan trọng bằng việc lựa chọn thực phẩm, chế biến và bảo quản khi ăn. Bởi thực phẩm có giàu dinh dưỡng đến mấy, nhưng không đảm bảo an toàn thực phẩm thì cũng không tốt cho sức khỏe”, ông Thịnh tư vấn.

Theo ông Thịnh, việc lựa chọn cua tươi ngon là khâu quan trọng nhất để có được bát canh ngon. Ảnh minh họa.

Theo ông Thịnh, việc lựa chọn cua tươi ngon là khâu quan trọng nhất để có được bát canh ngon. Ảnh minh họa. 

Khi ăn canh cua cần lưu ý những vấn đề sau:

- Phụ nữ có thai, người mới ốm dậy, tiêu chảy không nên ăn canh cua. Nguyên nhân là vì canh cua có tính hàn, ăn vào sẽ khiến tình trạng trầm trọng hơn.

- Không nên mua cua xay sẵn, cua chết. Khi cua chết rất nhanh sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, hơn nữa chúng còn chứa thành phần hóa học tên histidine, có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng. Cua càng chết lâu lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn. Trong khi, những người bán vì tiếc rẻ nên họ có thể sẽ xay sẵn cua chết để bán cho người tiêu dùng.

- Không ăn cua sống. Ăn cua nướng tái, uống nước cua sống rất nguy hiểm, chúng không chỉ gây rối loạn tiêu hóa mà còn có nguy cơ cao làm bạn nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là sán lá phổi. Sán lá phổi không chỉ gây tổn thương phổi, khi di chuyển đến các cơ quan khác như mắt, não, chúng còn gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm.

- Không để qua đêm, không ăn canh cua thừa. Canh cua nấu xong dù chưa ăn đến cũng phải vứt bỏ, không để qua đêm. Bởi canh cua thường được ăn vào mùa hè, nếu ăn thừa hoặc để qua đêm để hôm sau ăn lại sẽ có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công. Hơn nữa, canh cua thường nấu với các loại rau lá, khi rau được nấu chín chỉ sau 2 giờ sẽ môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, kể cả canh chưa hỏng nhưng khi nấu lại sẽ không còn nhiều dinh dưỡng, chất lượng cũng không đảm bảo.

- Không uống nước trà sau khi ăn canh cua. Nguyên nhân là do trà xanh có chất tanin, cua đồng giàu canxi khi ăn chúng sẽ dễ bị vón cục trong dạ dày gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Canh cua chưa đụng đũa để sáng hôm sau ăn được không? Chuyên gia đưa 3 lý do khiến nhiều người tiếc hùi hụi
Nhiều người khi nấu canh cua thường nấu nhiều cho ngon, ngọt nước rồi bị thừa. Vậy có thể bảo quản phần thừa trong tủ lạnh đến bữa sau dùng tiếp được...

PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm