Đối với việc ăn uống hàng ngày, ngoài chất lượng thực phẩm thì cách thức ăn uống cũng rất quan trọng vì có thể tác động lớn tới sức khỏe và cách ăn của người Pháp rất đáng học tập.
Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam
Ông thường xuyên tham gia các tọa đàm lớn về dinh dưỡng,...
Để có được sức khỏe tốt thì việc ăn uống khoa học rất quan trọng. Ngoài lựa chọn thực phẩm, ăn cân đối và đa dạng thực phẩm thì cách thức ăn uống cũng là vấn đề không thể xem nhẹ. Nhiều người vẫn thường truyền tai nhau về ăn theo kiểu của người Nhật, chế độ ăn Địa Trung Hải… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cách ăn của người Pháp cũng rất đáng học hỏi.
TS.BS Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, trong ăn uống, người Pháp ăn rất chậm rãi, từ tốn và ăn xong phải có đủ thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, chứ không ăn nhanh, ăn vội như người Việt.
“Đây là vấn đề thực hành ăn uống mà chúng ta cầnhọc tập. Nếu xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt nhưng thực hành không tốt thì không mang lại hiệu quả với sức khỏe. Hai vấn đề này phải thực hiện song hành với nhau”, bác sĩ Từ Ngữ nói.
Ăn uống từ tốn, nhai kỹ khi ăn là thói quen tốt có thể học hỏi từ người Pháp. (Ảnh minh họa)
Người Pháp nói riêng và một số quốc gia ở châu Âu nói chung thường hạn chế chế biến kỹ thực phẩm, ví dụ như rau thì ăn salad, trộn hay thịt thì thường dùng thịt đỏ… Họ không ăn vội vã mà thưởng thức chậm rãi, ăn xong cũng dành thời gian nghỉ khá dài để việc tiêu hóa thức ăn được tốt nhất. Tại nhiều cơ quan, công ty ở Pháp, giờ nghỉ trưa thường kéo dài 2 tiếng, nhằm đảm bảo giờ ăn, thời gian nghỉ sau ăn.
“Việc ăn chậm, được nghỉ ngơi sau bữa ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa có nhiều thời gian hoạt động, kéo dài cảm giác no nhưng vẫn không bị ăn quá nhiều. Ngoài ra, thói quen này giúp hệ tiêu hóa được nghỉ đủ, cũng không tạo áp lực lên cơ thể, vì thế cả dạ dày và tinh thần đều rất thoải mái”, vị chuyên gia dinh dưỡng này chia sẻ.
Ths.BS Hà Hải Nam - Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1 (Bệnh viện K Trung ương) cho biết, trong ăn uống, việc ăn vội vã sẽ khiến thức ăn không được nghiền đủ kỹ, không đủ thời gian tiết enzym tiêu hóa và điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đầu tiên là dạ dày.
Theo bác sĩ Nam, mọi người nên có thói quen nhai kỹ khi ăn để tốt cho sức khỏe. Ảnh: Lê Phương.
Bác sĩ Nam phân tích, việc tập trung vào bữa ăn, không bị phân tâm bởi việc xem TV, điện thoại hay nói chuyện và nhai kỹ khi ăn sẽ kích thích tiêu hóa vì khi đó một lượng lớn nước bọt được tiết ra, giúp dạ dày hoạt động trơn tru hơn. “Theo cơ chế tự nhiên, khi hoạt động nhai bắt đầu thì sẽ có lượng enzym được tiết ra cùng nước bọt để giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Đây chính là lý do vì sao người thường nhai kỹ thức ăn sẽ ít mắc bệnh về tiêu hóa hơn so với người ăn nhanh, nuốt vội. Khi thức ăn không được nghiền nát thì dạ dày phải làm việc vất vả gấp nhiều lần”, bác sĩ Nam giải thích.
Theo bác sĩ Nam, với đồ ăn mềm như cơm, rau thì nên nhai 30 lần trước khi nuốt, còn với thịt hay thức ăn khó tiêu hơn thì cần nhai ít nhất 50 lần.
“Muốn tạo thành thói quen nhai kỹ trước khi ăn thì cần học và rèn luyện. Ban đầu bạn có thể thấy chán nản nhưng kiên trì sẽ thực hiện được. Khi đã tập luyện thành công, chúng ta sẽ nhận được những lợi ít to lớn, trong đó dễ thấy nhất là sau khi ăn no nhưng bụng vẫn nhẹ, không có cảm giác nặng nề; phòng được nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe đường tiêu hóa”, bác sĩ Nam chia sẻ.
Tin liên quan
Sau một thời gian dài có thói quen ăn uống không lành mạnh, nam bệnh nhân phải nhập viện vì tắc ruột. Ca mổ diễn ra khó khăn hơn dự tính ban...
Việc ăn uống và sinh hoạt cân bằng trong dịp Tết Nguyên đán là rất quan trọng để vừa bảo vệ sức khỏe, vừa không bị đảo lộn nhịp sinh học của...
Không chỉ uống rượu bia, hút thuốc lá mà chế độ ăn hàng ngày không khoa học, hợp lý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chức năng của gan.
Nhiều người chỉ quan tâm tới việc ăn cái nào để không gây béo mà không biết rằng cách ăn cũng có thể là nguyên nhân gây tăng cân khủng...
Tin bài cùng chủ đề Ths.BS Hà Hải Nam
Ung thư gan hiện là căn bệnh ung thư có nhiều người mắc nhất ở nước ta hiện nay. Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để chủ động phòng tránh bệnh này.