Kiểu ăn “con nhà nghèo” của bác sĩ chuyên ung thư tiêu hóa: Món ngon không ăn trước, món "ruột" là ngô khoai

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 18/10/2022 14:30 PM (GMT+7)

Trong cuộc sống hàng ngày vị bác sĩ tiêu hóa ăn uống rất thanh đạm, không bao giờ ăn no dù cuộc sống không phải ở mức khó khăn. 

Ths.BS Hà Hải Nam

Ths.bs Hà Hải Nam hiện là Phó khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K Trung ương, Giảng viên bộ môn Ung thư, Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ Nam tốt nghiệp...

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Bác sĩ ăn kiểu nhà nghèo, sáng ngô khoai, tối rau quả, cháo loãng

Thạc sĩ, bác sĩ Hà Hải Nam - Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1 (Bệnh viện K Trung ương) cho biết, bản thân ông là một bác sĩ chuyên về các bệnh ung thư đường tiêu hóa nên ông nhận thấy việc ăn uống hàng ngày rất quan trọng trong việc bảo vệ đường tiêu hóa. Ngoài những nguyên tắc cơ bản như không ăn quá no, không bỏ bữa… bác sĩ Nam còn có cách ăn khá lạ, nhiều người còn gọi đó là cách ăn kiểu con nhà nghèo.

Lấy ví dụ về bữa sáng, bác sĩ Nam chia sẻ gia đình ông ít khi ra ngoài ăn sáng mà thường tự chuẩn bị, ăn rất đơn giản, đủ chất và nhu cầu năng lượng chứ không cầu kỳ, phức tạp. 

Việc cung cấp tinh bột bằng khoai cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ảnh minh họa.

Việc cung cấp tinh bột bằng khoai cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ảnh minh họa. 

“Nhiều người cho rằng việc ăn sáng ở nhà để đảm bảo, tiết kiệm và vệ sinh. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Việc tự ăn sáng ở nhà còn để gia đình ăn được theo ý thích, khẩu vị của mình. Khác với nhiều gia đình, bữa sáng thường ăn cơm để bổ sung tinh bột, nhưng nhà tôi nguồn tinh bột ở bữa sáng đến từ ngô, khoai chứ không phải cơm. Ngoài ra, tôi vẫn ăn các nhóm chất khác như rau, thịt cá”, bác sĩ Nam kể.

Bác sĩ Nam lý giải rằng việc ăn ngô khoai buổi sáng ngoài vấn đề sở thích, thói quen thì nó vẫn cung cấp đủ lượng tinh bột cho cơ thể để bắt đầu ngày làm việc mới, mặt khác lại giảm được gánh nặng cho hệ tiêu hóa. 

Một ví dụ khác như bữa tối của bác sĩ Nam, do đặc thù công việc thường hay phải phẫu thuật hoặc trực về muộn nên ít ăn cơm cùng gia đình. Tuy vậy, khi về nhà thay vì ăn cơm mà người thân phần hoặc nấu những món ăn tươi ngon thì bác sĩ Nam lại ăn rất đơn giản.

Bác sĩ Nam cho rằng bữa tối có ăn nhưng chỉ cần ăn nhẹ là đủ và tốt cho tiêu hóa.

Bác sĩ Nam cho rằng bữa tối có ăn nhưng chỉ cần ăn nhẹ là đủ và tốt cho tiêu hóa. 

“Bữa tối tôi vẫn ăn, nhưng tôi chỉ ăn cho có, không ăn nhiều như bữa sáng, bữa trưa. Thông thường, bữa tối tôi chỉ ăn rau củ, uống chút canh và chút cháo loãng, không ăn thịt”, bác sĩ Nam kể.

Theo bác sĩ Nam, buổi tối chủ yếu để nghỉ ngơi, hoặc làm việc trí óc, rồi ngủ đến sáng. Các hoạt động thể lực, vận động rất ít nên không cần nhiều năng lượng. Tất nhiên, quá trình ngủ cũng ít nhiều tiêu hao năng lượng nên chỉ cần ăn ít vào buổi tối là đủ.

Ngoài ra, buổi tối ăn nhóm rau củ quả giúp hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng hơn. Nếu ăn quá nhiều nhóm đường bột, protein hay lipit, dạ dày chắc chắn sẽ phải hoạt động vất vả hơn, trong khi khoảng thời gian buổi tối là cần được nghỉ ngơi. Việc nhiều người ăn bữa tối thật no cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh lý về đường tiêu hóa, nhất là bệnh lý dạ dày.

Lý do bác sĩ luôn ăn rau trước tiên trong các bữa ăn

Một vấn đề cũng rất quan trọng đó là trước mỗi bữa ăn, thậm chí khi đi dự sự kiện có tiệc chiêu đãi, bác sĩ Nam luôn ăn rau, quả (rau xanh và quả chín) trước khi ăn những món khác. Khi thấy cách ăn này của bác sĩ Nam, nhiều người cảm thấy rất kỳ quặc vì bao nhiêu món ngon không ăn trước lại đi ăn rau, quả.

Việc ăn rau, quả trước giúp cho dạ dày được lấp đầy, giạm lượng chất đạm, béo vào cơ thể. Ảnh minh họa.

Việc ăn rau, quả trước giúp cho dạ dày được lấp đầy, giạm lượng chất đạm, béo vào cơ thể. Ảnh minh họa. 

Bác sĩ Nam lý giải, đa số mọi người đều nghĩ các loại quả chín chỉ là đồ ăn tráng miệng, dùng để ăn sau bữa chính. Mà đồ tráng miệng thì ăn cũng được, không có cũng không sao. Tuy nhiên, đây là một quan điểm chưa thật sự đúng, bởi ăn rau, quả trước cũng có ưu điểm nhất định. 

“Thứ nhất, trong rau, quả có rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe

Thứ hai, ăn rau, quả trước cũng giúp dạ dày được lấp đầy một phần nào đó. Do vậy việc ăn những thực phẩm khác sẽ không bị quá đà. Trong khi mình vẫn trân trọng lời mời, vẫn ăn được món ăn khác, nhưng về tâm lý sẽ không lo ăn nhiều và tăng cân. 

Bởi lượng thức ăn đưa vào sau sẽ ít hơn vì đã có rau, quả lấp đầy một phần trước. Còn nếu ăn ngay đồ tinh bột, thực phẩm giàu đạm ngay lúc đầu thì lúc sau sẽ không ăn đủ rau xanh được, đó là cũng là lý do khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng xấu”, bác sĩ Nam phân tích.

Tóm lại, việc ăn uống là tùy sở thích, điều kiện và kiến thức về dinh dưỡng của mỗi người. Tuy nhiên bác sĩ Nam muốn nhắn nhủ tới mọi người đó là tuyệt đối không bỏ bữa, nhưng cũng đừng ăn vô tội vạ vì khi đó không chỉ hệ tiêu hóa mà cả cơ thể đều bị ảnh hưởng.

Cách ăn uống ngược đời của bác sĩ ung bướu khiến hệ tiêu hóa rất cảm ơn
Khi nói về cách ăn uống của bản thân, bác sĩ Nam cho rằng mình không có bí quyết gì cao siêu mà chỉ ăn làm sao để có đủ năng lượng làm việc, đỡ áp lực...

Bệnh ung thư

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ths.BS Hà Hải Nam