Loại cây có hoa nở rộ vào mùa hè này không ai không biết tới nhưng lại ít người nhận ra lá của nó là một vị thuốc quý, có nhiều công dụng cho sức khỏe.
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
Sen là loài cây phát triển mạnh vào mùa hè. Hầu hết các bộ phận của sen đều có những tác dụng nhất định về trang trí, tạo mùi hương, vị thuốc cho đến làm món ăn. Tuy nhiên, trong thực tế, sen chủ yếu được khai thác ở các bộ phận như hoa sen dùng để trang trí hoặc ướp trà, hạt sen làm thực phẩm hoặc vị thuốc, ngó sen dùng làm món ăn… Trong đó, lá sen là bộ phận có nhiều nhất nhưng lại bị vứt bỏ.
Khi được hỏi về tác dụng của lá sen, thạc sĩ - lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Văn Giang, Hưng Yên) chia sẻ: “Lá sen là một vị thuốc “trời ban”, thế nhưng thật tiếc là giờ ít người sử dụng, thậm chí ở nhiều đầm sen họ còn phát bỏ, giẫm đạp lên không thương tiếc. Có lẽ công dụng duy nhất mà nhiều người nhìn thấy hiện nay của lá sen là gói xôi, gói cốm mà thôi”.
Vào mùa sen, đa số lá đều bị vứt bỏ, người dân chỉ thu hoạch phần hoa và hạt là chủ yếu. (Ảnh minh họa)
Theo vị chuyên gia này, sở dĩ lá sen bị “đối xử” như vậy là do hiện nay xuất hiện nhiều loại thuốc tây dùng điều trị hoặc phòng bệnh nhanh nên nhiều người đã quên đi vị thuốc cổ truyền trị được nhiều chứng bệnh này.
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, lá sen hay còn gọi là hà điệp, có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, tán ứ, lợi thấp, cầm máu, lợi về các kinh can, tỳ, thận… Lá sẽ giúp hỗ trợ điều trị các chứng tâm phiền mất ngủ, đau dạ dày do nhiệt, cố tinh ích nguyên khí, làm tan máu tụ và có tác dụng cầm máu.
Đối với các bệnh hiện đại, lương y Vũ Quốc Trung cho rằng lá sen hỗ trợ “quét sạch” mỡ máu, giúp an thần, hỗ trợ trong điều trị rối loạn lipid máu, làm giảm tổn thương gan.
Ngoài ra, trong lá sen còn có hợp chất alkaloid (tạo nên vị đắng), là một dược chất có nhiều tác dụng trong việc chống sốt rét, ung thư và loạn nhịp tim… Trong lá sen còn có nhiều flavonoid nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể và làm chậm quá trình oxy hóa, trẻ hóa tế bào, ngăn ngừa tế bào lạ (tế bào ung thư) hình thành.
Lá sen có rất nhiều tác dụng, nhất là giúp giảm mỡ máu, an thần.
“Lá sen lành tính nên đa số mọi người đều sử dụng được, khi dùng làm thuốc chữa bệnh nên chọn lá bánh tẻ, còn lành, không bị sâu có thể dùng tươi hoặc dùng khi đã phơi khô, sao vàng.
Những người bị mỡ máu có thể dùng liều khoảng 20g/ngày sắc hoặc hãm lấy nước uống, cũng với cách này có thể giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ. Thời gian sử dụng kéo dài khoảng 3 tuần”, ông Trung chia sẻ.
Những người bị cao huyết áp cũng có thể dùng lá sen để hỗ trợ điều trị bằng cách: Kết hợp lá sen, bán hạ, thạch quyết minh, tuyền phúc hoa tất cả 10g, đẳng sâm 6g, thiên ma 6g, trần bì 6g uống ngày 1 thang chia hai lần sớm, tối uống trong 7 ngày.
Thậm chí nam giới bị dị tinh có thể dùng lá sen nghiền nhỏ thành bột mịn, pha với nước sôi uống ngày 2 lần vào sớm và tối, mỗi lần 5g. Dùng để giải nhiệt, giảm khát, giảm mỡ: Lá sen 10g, gạo lức 60g. Dùng lá sen sắc lấy nước, cho gạo lức vào nấu cháo ăn 2 lần/ngày vào sáng và tối.
Với người bị đại tiện táo, tiểu dắt nên dùng lá sen 15g, rễ cỏ tranh 10g, lá tre 10g, mộc thông 10g, đan bì 10g, thanh hao 6g, sơn chi 6g, liên kiều 5g, hoàng cầm 3g, hoàng liên 2g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tin liên quan
Cỏ mực là một vị thuốc có tác dụng hạ sốt, cầm máu rất tốt trong nhiều trường hợp, kể với những phụ nữ bị rong kinh.
Do môi trường sống gần nguồn nước bẩn hoặc bùn đất mà nhiều loại rau củ dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Khi không được chế biến, bảo quản đúng...
Việc trồng các cây cảnh mà không tìm hiểu kỹ sẽ rất nguy hiểm nhất là với trẻ nhỏ, bởi có những loại cây chứa độc tố có thể gây chết người.
Loại cây này có rất nhiều ở Việt Nam, được coi là sâm nam của người Việt, có thể dùng làm thuốc ở mọi bộ phận và dùng càng sớm sẽ càng tốt...
Tin bài cùng chủ đề Ths.Lương y Vũ Quốc Trung
Các nhà khoa học đã phát hiện ra, cây rau càng cua giàu kali, canxi và chứa chất có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.