Loại cây bị coi là cỏ dại hóa vị thuốc tốt, giúp chữa ung thư, nhà ai cũng nên trồng

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 06/11/2021 19:38 PM (GMT+7)

Cỏ mực là một vị thuốc có tác dụng hạ sốt, cầm máu rất tốt trong nhiều trường hợp, kể với những phụ nữ bị rong kinh.

Đại tá, lương y Bùi Hồng Minh (Hội Đông y Ba Đình) cho biết, ở Việt Nam cỏ mực hay còn gọi là cỏ nhọ nồi xuất hiện ở rất nhiều nơi, tuy nhiên loại cỏ này đa số bị người dân nhổ bỏ hoặc dẫm lên mà không hề hay biết nó là vị thuốc quý, có công dụng chữa bệnh rất tốt.

Trong đông y, cỏ mực có tính hàn, vị ngọt, không chứa độc tính, lợi về kinh vị và tỳ có tác dụng bổ thận âm, mát huyết, thanh nhiệt, cầm máu, giải độc,… thường được dùng dưới dạng sấy khô hoặc tươi.

Dù có nhiều tác dụng, nhưng cỏ mực thường được dùng để uống tươi giúp hạ sốt và cầm máu rất tốt. Lương y Hồng Minh chia sẻ, với những người bị sốt xuất huyết hoặc sốt nóng có thể dùng một nắm nhỏ lá cây cỏ mực giã nát, lấy nước uống.

Cỏ mực hay mọc dại nên người dân thường nhỏ vứt bỏ.

Cỏ mực hay mọc dại nên người dân thường nhỏ vứt bỏ.

Đối với những người bị chảy máu cam, đi ngoài ra máu, thậm chí là những phụ nữ bị rong kinh cũng có thể dùng cây cỏ mực để điều trị và có tác dụng rất nhanh. Cách dùng là lấy cỏ mực giã nát, lấy nước uống hoặc cũng có thể phơi khô, sắc kết hợp với một số vị thuốc khác để uống.

Ngoài ra, những người bị mụn nhọt đầu đinh, viêm nha chu, sưng đường tiểu cũng có thể dùng cỏ mực điều trị. Ông Minh cho biết, qua một số tài liệu nghiên cứu của nước ngoài, cây cỏ mực còn có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư tử cung, ung thư máu…

Với những tác dụng rất tốt với sức khỏe, lương y Bùi Hồng Minh khuyên mọi người không nên lãng phí vị thuốc rất quý này, mà cần tận dụng để có thể sử dụng. “Các gia đình nếu có điều kiện nên trồng cỏ mực ở một khu riêng, hoặc có thể phơi khô cất kỹ để dùng mỗi khi có việc. Tuyệt đối không nên nhổ vứt đi, bởi khi cần lại tìm không được”, lương y Minh khuyên.

Một số bài thuốc từ cỏ mực dùng để điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh có thể tham khảo:

- Chữa viêm họng: 20 gram cỏ mực, 16 gram cam thảo đất, 12 gram củ rẻ quạt, 16 gram kim ngân hoa và 20 gram bồ công anh. Mỗi ngày sắc 1 thang. Uống liên tục từ 3 – 5 ngày.

- Chữa chảy máu cam: 20 gram cỏ mực sắc chung với 16 gram cam thảo đất và 20 gram hoa hòe sao đen. Mỗi ngày uống 1 thang.

- Cơ thể suy nhược, thiếu máu: Cỏ mực, cỏ mần trầu, mỗi vị 100 gram cùng với 50 gram gừng khô đem thái nhỏ và sao sơ, hạ thổ. Sau đó cho vào nồi với 3 chén nước dừa tươi, đun cạn còn 8 phân. Chia 2 lần và uống trong ngày.

- Trị rong kinh ở mức độ nhẹ: Hái một nắm cỏ mực rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt uống. Hoặc cũng có thể dùng cỏ mực khô sắc thuốc uống. Trong trường hợp huyết ra nhiều, ngoài cỏ mực, bệnh nhân nên thêm cây huyết dụ hoặc trắc bá diệp, sắc uống.

Cỏ mực dùng tươi hoặc khô đều là vị thuốc quý.

Cỏ mực dùng tươi hoặc khô đều là vị thuốc quý.

- Chữa sốt xuất huyết nhẹ: Cỏ mực 20 gram kết hợp với hoa hòe sao đen 12 gram, cam thảo đất 16 gram, lá trắc bá sao đen 12 gram và lá hoặc củ sắn dây 20 gram. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

- Chữa sốt phát ban: Nấu nước cỏ mực (60 gram), chia thuốc và uống 2 – 4 lần trong ngày.

- Chữa sốt cao: Sử dụng mực, củ sắn dây, sài đất mỗi vị 20 gram kèm với cây cối xay 16 gram, cam thảo đất 16 gram và ké đầu ngựa 12 gram. Sắc thuốc và lọc lấy nước uống.

Ăn mướp cùng với những món này thành bài thuốc cực tốt, đặc biệt chị em nên dùng
Mướp không chỉ là món ăn nhiều dinh dưỡng mà còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe của con người. Dưới đây là một số lợi ích mà loại quả này mang lại.

Thực phẩm phòng bệnh

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe