Món đặc sản có giá hàng triệu đồng/kg, nhiều người săn lùng nhưng ăn không đúng cách dễ mất mạng

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 31/05/2024 14:33 PM (GMT+7)

Không phải loại côn trùng nào cũng có thể dùng làm thực phẩm được, ngay cả với những loại ăn được cũng phải cần thận trọng để tránh gây hại cho sức khỏe.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng

Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng hiện đang là Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Tránh xa những loại côn trùng có màu sắc sặc sỡ

Gần đây, nhiều người lên mạng rao bán các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, muỗm (họ cào cào) với giá lên tới hàng triệu đồng/kg. Theo lời giới thiệu, đây là những loại đặc sản sạch, bổ dưỡng và không phải lúc nào cũng có.

Đang vào mùa gặt nên mới có những chú muỗm béo ngậy, dù giá đắt đỏ nhưng đây là hàng chất lượng, đảm bảo tự nhiên 100%”, một người bán hàng trên mạng xã hội giới thiệu. Ngoài muỗm thì cào cào, châu chấu cũng được bán rất nhiều, dù giá rẻ hơn nhưng cũng lên đến vài trăm nghìn đồng/1kg.

Dù các loại côn trùng này được giới thiệu là đặc sản tự nhiên, nhưng các chuyên gia lại cho rằng, khi ăn những chúng vẫn có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Theo đó, những người có cơ địa dị ứng, chưa ăn quen chỉ cần ăn thử vài con cũng có nguy cơ có phản ứng phản vệ, trường hợp không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Loại muỗm có nhiều trong mùa gặt, được giao bán cả triệu đồng/1kg trên mạng xã hội. Ảnh: B.T.N.

Loại muỗm có nhiều trong mùa gặt, được giao bán cả triệu đồng/1kg trên mạng xã hội. Ảnh: B.T.N. 

Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng,Trưởng khoa Côn trùng (Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương) cho biết, muỗm hay cào cào, châu chấu có thể dùng để làm thực phẩm được, nhưng phải đặc biệt chú ý khâu chế biến và phân loại để không gây hại với sức khỏe.

Tiến sĩ Dũng cảnh báo, cào cào, châu chấu hiện đã được nhiều hộ gia đình nhân giống và nuôi để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn. Chính những loại này lại đảm bảo an toàn hơn những con côn trùng đánh bắt ngoài tự nhiên, vì nó đã được thuần chủng, chọn giống trước khi nuôi.

Với cào cào, châu chấu bắt ngoài môi trường có rất nhiều loại, đa số mọi người cứ bắt về là rang hoặc chiên để ăn. Tuy nhiên, càng những loại sặc sỡ nguy cơ bị ngộ độc càng cao, vì đây là cơ chế bảo vệ tự nhiên của loại côn trùng này để tránh các loài thiên địch khác tấn công. Vì thế, không nên ăn những loại côn trùng có màu sắc sặc sỡ”, tiến sĩ Dũng cảnh báo.

Loại cào cào có màu sắc sặc sỡ đang xuất hiện nhiều ở Lạng Sơn, Hòa Bình được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng làm thực phẩm. Ảnh: MXH.

Loại cào cào có màu sắc sặc sỡ đang xuất hiện nhiều ở Lạng Sơn, Hòa Bình được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng làm thực phẩm. Ảnh: MXH.

Theo tiến sĩ Dũng, với những loại cào cào, châu chấu hay muỗm thông thường, cơ bản có thể ăn được, phần thịt của chúng không có hại gì. Tuy nhiên, khi sơ chế cần bỏ hết phần ruột, vì chúng chứa nhiều ký sinh trùng nội bào, có thể gây ngộ độc khi ăn. “Tuyệt đối phải bỏ ruột các loại côn trùng này trước khi ăn, đặc biệt không ăn sống hay ăn tái vì nguy cơ ngộ độc rất cao”, tiến sĩ Dũng khuyên.

Không vì ngon mà ăn lấy được

Ngoài những côn trùng trên, tiến sĩ Dũng cũng cho rằng, trong mùa hè nhiều người còn tìm đến các loại đặc sản khác như dế mèn, ve sầu để làm món ăn, món nhậu. Đây là những loại côn trùng có nguy cơ ngộ độc cao hơn cả cào cào, châu chấu vì chúng phát triển ở dưới đất, nguy cơ nhiễm nấm là rất cao. Thực tế hàng năm vẫn có những ca ngộ độc, thậm chí là cả nhà phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì ăn ve sầu. 

Cũng liên quan đến vấn đề này, GS.TS Bùi Công Hiển - Chuyên gia đầu ngành về côn trùng học, nguyên giám đốc Trung tâm Ứng dụng Côn trùng học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, cào cào, châu chấu gin nhiều dinh dưỡng, nhất là lượng protein và canxi. Theo đó, cứ 100gram châu chấu có tới 24,3% protid, 3,6% lipid, 210mg canxi, 270mg photpho, 0,4mg sắt và cung cấp 113 calo. Đáng chú ý, lượng canxi có trong châu chấu cao gấp khoảng 10 lần so với thịt gà, thịt lợn.

Dù là món đặc sản, ngon nhưng cũng không nên ăn nhiều. Ảnh minh họa.

Dù là món đặc sản, ngon nhưng cũng không nên ăn nhiều. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, khi dùng làm thực phẩm, GS Hiển đặc biệt lưu ý, không ăn những loại có màu sắc sặc sỡ, hoặc những con đã chết. Bởi côn trùng khi chết bị phân hủy rất nhanh vì trên cơ thể có sẵn các loại vi khuẩn, nấm vì thế nếu tiếc rẻ hoặc cố tình ăn dễ bị ngộ độc.

Một vấn đề GS Hiển cũng khuyến cáo người dân là khi ăn châu chấu không nên vì ngon, vì là món đặc sản mà ăn quá nhiều cùng một lúc, đặc biệt là những người mới ăn lần đầu.

“Châu chấu cũng như các loại thực phẩm khác, có người ăn không sao nhưng có người ăn vào sẽ bị dị ứng, điều này phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Do vậy, khi ăn cần phải nghe ngóng cơ thể, ăn từ từ, vừa ăn, vừa theo dõi để tránh dị ứng, phản vệ hoặc ngộ độc”, GS Hiển khuyên.

Rau này xưa làm thức ăn cho gia súc, nay nhiều người trồng làm rau đặc sản xuất ngoại, ăn đúng còn ngừa ung thư
Theo bác sĩ Vũ, trong lục bình chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và các thành phần dinh dưỡng, chất chống oxy hóa có thể ngừa ung thư cũng như các loại...

Thực phẩm phòng bệnh

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng quanh ta