Với chị em ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, việc bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng nội tiết tố rất quan trọng, nhưng không phải ai cũng biết nên sử dụng loại nào? Bác sĩ Phan Chí Thành - Bệnh viện Phụ sản Trung ương sẽ giải đáp về vấn đề này.
Bác sĩ Phan Chí Thành là một chuyên gia tư vấn về các vấn đề tình dục ở nữ giới, nhất là rối loạn chức năng tình dục nữ.
Chào bác sĩ!
Tôi 38 tuổi và cảm nhận cơ thể mình đang “già dần” đi, bạn bè thì nói “rồi ai cũng phải trải qua thời kỳ ấy” - đó chính là giai đoạn tiền mãn kinh. Qua tìm hiểu tôi được biết, đây là giai đoạn suy giảm nội tiết, ảnh hưởng đến nhan sắc, nhu cầu tình dục, thậm chí là sức khỏe.
Bác sĩ cho tôi hỏi, ngoài việc bổ sung nội tiết tố tổng hợp dưới dạng thuốc, thực phẩm chức năng, có loại thực phẩm nào giúp bổ sung nội tiết tự nhiên để cơ thể tươi trẻ, tránh khô hạn trong “chuyện ấy” không?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Nhân ngày 20/10, bác sĩ Thành chúc chị em có một ngày lễ đáng nhớ cùng những người thân thương và hãy đừng quên quý trọng, chăm sóc sức khỏe của chính mình. Một người phụ nữ tràn đầy năng lượng, tự tin và khỏe khoắn là người phụ nữ xinh đẹp nhất.
Đối với câu hỏi trên, thực tế khi chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hay mãn kinh thì những biểu hiện như nóng trong, khô hạn, khô âm đạo, da dẻ xuống cấp... là khó tránh.
Một trong những biện pháp giúp phụ nữ có được sức khỏe tốt, tránh "khô hạn" là bổ sung estrogen từ các thực phẩm tự nhiên thông qua việc ăn uống hàng ngày. Dưới đây là một số loại hoa quả, món ăn có nguồn gốc từ thực vật giúp cung cấp nhiều estrogen cho chị em:
- Đậu nành
Đậu nành và các loại đậu tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh, chúng có hàm lượng estrogen rất cao. Có thể ăn trực tiếp đậu nành hoặc các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, giá đỗ... Trong đậu nành còn có chất isoflavone làm tăng hoóc môn giúp chống lão hóa, ngăn ngừa u xơ tử cung, ung thư vú...
Không chỉ tốt cho nội tiết, đậu nành còn có nhiều vitamin và khoáng chất.
- Hạt vừng
Vừng là loại hạt giàu phytoestrogen và cung cấp lượng chất xơ phong phú cho cơ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt vừng làm tăng hoạt động của estrogen ở nữ giới. Kết quả cho thấy, những phụ nữ tham gia nghiên cứu sử dụng 50g bột hạt vừng mỗi ngày, trong 5 tuần thì không chỉ tăng hoạt động của estrogen mà còn cải thiện chất lượng cholesterol trong máu. Điều này giúp giảm nguy cơ huyết áp, tim mạch ở tuổi mãn kinh.
Hạt vừng rất tốt cho phụ nữ, nhất là giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
- Súp lơ
Đây là thực phẩm rất hữu ích, thường xuyên sử dụng sẽ làm tăng nội tiết tố nữ estrogen. Ngoài ra, súp lơ còn giúp cơ thể loại bỏ yếu tố độc hại, lấy lại khẩu vị tốt. Ngoài súp lơ, ở tuổi tiền mãn kinh chị em nên ăn nhiều rau xanh, vì chúng giàu chất diệp lục, khoáng chất, vitamin hỗ trợ tuần hoàn máu, đẩy lùi căng thẳng, đào thải estrogen có hại ra khỏi cơ thể.
- Bơ
Bơ là quả chứa nhiều dinh dưỡng và các chất như kali, vitamin B, E, axit folic, beta-carotene có lợi cho cơ thể. Ngoài ra, bơ còn giúp kích thích sinh sản hoóc môn nữ, đặc biệt là estrogen. Chất beta-carotene trong bơ còn giúp ngăn xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.
- Hạt lanh
Đây là loại hạt rất giàu lignans, một loại hợp chất thực vật có thể bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương liên quan đến lão hóa. Thực tế, hạt lanh chứa lignans nhiều gấp 800 lần so với các thực phẩm khác. Ngoài chống lão hóa sớm, hạt lanh còn giảm nguy cơ ung thư vú, nhất là ở phụ nữ sau khi mãn kinh.
Tin liên quan
Sau khi sinh con đầu lòng, vợ chồng chị Hoa thực hiện kế hoạch hóa đến 5 năm sau mới có ý định sinh em bé, thế nhưng bất ngờ đã xảy ra khi...
Kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, đặc biệt là đối với hệ tim mạch. Việc bổ sung đủ kali...
Mãn kinh là một giai đoạn bắt buộc phải trải qua của người phụ nữ. Tuy nhiên rất hiếm gặp những trường hợp mãn kinh sớm, đặc biệt ở tuổi 25.
Sau một thời gian mang thai, nhận được sự quan tâm chăm sóc của các bác sĩ, cô L. đã sinh con ở tuổi 60, chồng cô năm nay cũng đã 68 tuổi.
Tin bài cùng chủ đề Tiến sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành
Nhiều người ngại quan hệ vì vùng kín gặp vấn đề, trong đó có tình trạng “cỏ” gây phiền phức và muốn được dọn dẹp sạch sẽ. Điều này có cần thiết hay không? TS.BS Phan Chí Thành, Chánh Văn...