Trẻ xem tivi, điện thoại nhiều có bị chậm nói và nên xem bao nhiêu là đủ? Bác sĩ chuyên khoa Nhi Trần Văn Đồng (Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc) sẽ giải đáp thắc mắc này.
Chào bác sĩ!
Hiện con tôi được 20 tháng nhưng cháu nói được rất ít, chỉ nói được từ đơn. Tôi nghe mọi người nói rằng, việc trẻ chậm nói có liên quan đến xem tivi, điện thoại nhiều. Với con nhà tôi, hàng ngày ngoài lúc đi học tôi thường chỉ cho cháu xem khi ăn cơm để cháu ăn được nhiều hơn.
Vậy việc xem tivi, điện thoại có phải là nguyên nhân khiến cháu chậm nói? Tôi nên cho cháu xem bao nhiêu thời gian trong một ngày là hợp lý?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Trẻ nhỏ học nói thông qua giao tiếp và trò chuyện với người khác. Đặc biệt, những năm tháng đầu đời có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, đó là lúc não bộ dễ tiếp thu nhất để học ngôn ngữ mới, xây dựng lộ trình giao tiếp trong suốt quãng đời còn lại. Nếu bỏ qua giai đoạn này việc học và phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Với câu hỏi: Xem tivi và điện thoại ảnh hưởng thế nào đến trẻ?
Thứ nhất đó là chỉ số BMI của trẻ sẽ tăng nhẹ, dẫn tới nguy cơ béo phì cao hơn, vì việc xem tivi, điện thoại khiến trẻ ít vận động, hoặc liên quan đến quảng cáo các sản phẩm đồ ăn nhanh, ăn liền làm cho trẻ đòi hoặc thích ăn những món đồ đó.
Thứ hai là trẻ sẽ ngủ ít hơn vào buổi tối, vì ánh sáng từ màn hình sẽ ức chế tiết hóc môn melatonin dẫn tới ngủ kém.
Thứ ba, việc dành thời gian cho tivi, điện thoại sẽ lấy mất cơ hội tương tác của trẻ với thế giới xung quanh.
Trẻ xem tivi điện thoại nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển từ nhận thức đến ngôn ngữ.
Tóm lại, chưa thể khẳng định việc xem nhiều tivi điện thoại có gây tình trạng trẻ chậm nói hay không, tuy nhiên việc xem tivi, điện thoại nhiều khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trẻ như nhận thức, ngôn ngữ và tâm lý xã hội.
Vậy trẻ được khuyến nghị xem điện thoại như thế nào để tránh các ảnh hưởng tiêu cực? Viện Hàm lâm nhi khoa Mỹ khuyến nghị, không cho trẻ dưới 2 tuổi xem tivi, điện thoại trừ các cuộc gọi video với người thân. Với trẻ lớn hơn thì nên cho trẻ xem các chương trình hữu ích, phù hợp với trẻ trên các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, thời gian xem cần ít hơn một tiếng mỗi ngày.
Mọi thắc mắc của bạn độc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý đọc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe. |
Tin liên quan
Theo các bác sĩ, giữ lời hứa cũng là một bài học cho con. Nếu như người lớn “nói được làm được” thì cũng đồng nghĩa với việc trao cho con...
Tết với mọi người là giây phút đoàn viên, sum họp bên gia đình. Nhưng với những đứa trẻ không may mắc ung thư, Tết chỉ là thời gian tạm nghỉ...
Tiktok đang là ứng dụng được rất nhiều người yêu thích và kể cả những đứa trẻ tuổi vị thành niên cũng không tránh khỏi "nghiện" những video...
Thiết bị điện tử hiện không thể thiếu để phục vụ nhu cầu học tập, kết nối của nhiều học sinh. Tuy nhiên, có không ít trường hợp lạm dụng...
Tin bài cùng chủ đề Bác sĩ CK Nhi Trần Văn Đồng
Khi nấu cháo xong, không ít mẹ bảo quản bằng cách cho vào bình giữ nhiệt để bữa sau cháo nóng con ăn tiếp. Liệu điều này có tốt cho trẻ và cháo còn giữ được dinh dưỡng? Bác sĩ chuyên khoa...