Với danh sách các món ngon ngày Tết của cả 3 miền trong bài viết dưới đây, bạn sẽ không còn phải lo lắng đến việc không biết nấu món gì ngon miệng mà không ngán trong dịp Tết sắp tới.
Tết cổ truyền là một trong những dịp lễ quan trọng nhất của người Việt. Chính vì lẽ đó mà việc chuẩn bị lễ vật, mâm cỗ cúng được rất nhiều người chú trọng. Tùy theo văn hóa của từng vùng miền, địa phương mà mâm cỗ cúng ngày Tết sẽ có sự khác biệt nhất định. Dưới đây là tổng hợp các món ngon ngày Tết của cả 3 miền không thể thiếu được mà bạn có thể tham khảo để có thể tự mình chuẩn bị mâm cỗ cúng thật tươm tất.
Các món ngon ngày Tết miền Bắc dễ làm
1. Bánh chưng
Nếu nói đến món ngon ngày Tết truyền thống quan trọng nhất của người miền Bắc thì không thể không nhắc đến món bánh chưng. Đây là món ăn đã có từ rất lâu đời, gắn liền với sự tích về các vua Hùng, mang giá trị tinh thần vô cùng to lớn. Ngoài ra, bánh chưng còn tượng trưng cho đất, thể hiện sự ấm no, đầy đủ khi mùa màng bội thu. Từ đó tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Nguyên liệu để làm bánh chưng vô cùng đơn giản, chỉ gồm có gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn ba chỉ, các gia vị cần thiết và quan trọng nhất đó là lá dong để gói bánh, giúp bánh chưng có được màu xanh hoàn hảo, đẹp mắt vốn có. Thành quả cuối cùng đạt được sẽ là một chiếc bánh có hình vuông đẹp mắt, bao phủ bởi một màu xanh lá cây. Khi cắt bánh ra sẽ thấy nhân thịt và đỗ xanh ở bên trong, vị bánh ngon miệng, ngậy, dễ ăn và giúp no bụng.
Bạn có thể tham khảo cách gói bánh chưng chi tiết tại: 2 cách gói bánh chưng bằng khuôn vuông vắn đẹp mắt.
2. Giò lụa
Giò lụa hay chả lụa là một món ngon ngày Tết của miền Bắc thường xuyên xuất hiện trong các mâm cỗ ngày nay. Món ăn này xưa kia vốn chỉ dành cho những gia đình quý tộc, có điều kiện kinh tế chứ người dân nghèo không có cơ hội được thưởng thức. Sau này khi đất nước đã phát triển, kinh tế người dân khá dần lên thì món giò lụa đã trở nên phổ biến rộng rãi, có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu.
Theo như quan niệm của người xưa, việc chuẩn bị giò lụa trong ngày Tết thể hiện mong muốn “trong ấm, ngoài êm”, cầu mong một năm no đủ, dư dả tiền bạc, thể hiện sự sang trọng, quý phái của gia đình. Nguyên liệu chính để làm nên món ăn này chính là thịt lợn, mà phải là phần thịt nạc ngon (có 3 phần là mỡ, 7 phần là nạc). Ngoài ra còn có các loại gia vị, lá chuối để bọc cây giò sau khi làm xong.
Bạn có thể tham khảo cách làm giò lụa chi tiết tại: Cách làm chả lụa (giò lụa) giòn dai ngon tại nhà cực đơn giản
3. Nem rán
Trong các món ngon ngày Tết của miền Bắc thì món nem rán cũng là một món ăn vô cùng ngon miệng, không thể thiếu ở bất kỳ mâm cỗ nào đi chăng nữa. Nem rán hay còn được gọi là chả giò, là một món ăn tinh tế bởi sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu khác nhau bên trong. Các nguyên liệu được thái nhỏ, sau đó được cuộn đều với nhau bởi lớp bánh đa nem rồi được mang đi rán giòn. Cuối cùng món ăn được ăn kèm với nước chấm chua ngọt, xen lẫn chút vị cay, tạo cảm giác hài hòa cho người thưởng thức.
Hiện nay có rất nhiều cách làm nem rán khác nhau như nem chay, nem rán hải sản,... Thế nhưng vào dịp lễ Tết thì người miền Bắc vẫn ưa chuộng làm nem rán theo kiểu truyền thống, với các nguyên liệu như mộc nhĩ, nấm hương, thịt lợn, miến, hành tây, cà rốt, su hào,... Tất cả hòa quyện lại với nhau, thể hiện nét truyền thống, mang đậm “quốc hồn, quốc túy” của người Việt.
Bạn có thể tham khảo cách làm nem rán chi tiết tại: Cách làm nem rán ngon giòn rụm cho mâm cơm truyền thống tròn vị
4. Thịt đông
Thịt đông là một món ngon ngày Tết của người dân miền Bắc vào mỗi dịp cuối năm và đầu Xuân năm mới. Đây là món ăn được tạo nên từ thịt lợn, kết hợp cùng với các nguyên liệu phù hợp, sau đó đem nấu cho chín nhừ rồi để món ăn vào tủ lạnh hoặc để ở bên ngoài thời tiết lạnh giá của mùa Đông cho đông lại. Khi ăn, món ăn tan chảy trong bát cơm nóng, đem đến hương vị ngon ngọt từ thịt không thể nào quên.
Ngoài thịt lợn, nhiều người còn biến tấu món thịt đông làm từ thịt gà hoặc các loại thịt khác tùy theo sở thích. Dù là loại thịt nào đi chăng nữa thì về bản chất cách làm sẽ như nhau. Từ đó mang lại những hương vị đa dạng, tuyệt vời cho bữa cơm ngày Tết của gia đình bạn. Phần thịt nấu đông trong trẻo, ngon miệng như miếng thạch, mang đến ý nghĩa cho sự hòa quyện, gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Bạn có thể tham khảo cách nấu thịt đông chi tiết tại: 2 cách nấu thịt đông ngon chuẩn vị với chân giò mộc nhĩ
5. Canh bóng thả
Canh bóng thả là một món ngon ngày Tết rất nổi tiếng của người miền Bắc mỗi khi bước vào dịp lễ quan trọng này. Món ăn này vừa thanh mát, vừa dịu nhẹ, hợp khẩu vị của nhiều người và phù hợp để ăn trong thời tiết lành lạnh của mùa Xuân. Thành phần chính của món canh bóng này chính là phần bóng, đây là nguyên liệu được làm từ bì lợn, có công dụng giúp dưỡng da, bổ máu, làm cân bằng cơ thể.
Canh bóng nhìn thì tưởng đơn giản, thế nhưng khâu chuẩn bị nguyên liệu thì khá kỳ công, bao gồm các nguyên liệu như nấm, bông cải xanh, giò sống, su hào, cà rốt,... Các nguyên liệu này khi được nấu cùng nhau sẽ tạo ra sự thơm ngon, hấp dẫn, ăn kèm với các món ăn truyền thống khác trong ngày Tết thì thật là tuyệt vời. Điều quan trọng nhất để có được bát canh bóng thả ngon miệng, đó là phải sơ chế kỹ phần bóng bì bằng rượu và gừng nhằm khử mùi hôi.
Bạn có thể tham khảo cách nấu canh bóng thả chi tiết tại: Cách nấu canh bóng thả thập cẩm ngon chuẩn vị miền Bắc
6. Nộm kiểu miền Bắc
Một trong những món ngon ngày Tết của người miền Bắc vẫn thường làm đó là món nộm. Đây là một món ăn được tạo nên bởi sự kết hợp của nhiều loại rau củ với nhau như cà rốt, đu đủ xanh, su hào, rau kinh giới, đậu phộng,... Tất cả được trộn đều với nhau bởi nước chấm chua cay, tạo cảm giác ngon miệng, dễ ăn. Món nộm này thường được ăn kèm với các món thịt trong ngày Tết để trung hòa bớt lượng mỡ béo của thức ăn, giảm đi sự ngấy khó chịu và đầy bụng.
Bạn có thể tham khảo cách làm nộm chi tiết tại: 9 món nộm dân dã, rẻ tiền nhưng siêu giòn ngon, tươi mát ngày hè
7. Củ kiệu
Bên cạnh món nộm chua cay ngon miệng, củ kiệu cũng là một món ngon ngày Tết miền Bắc vô cùng quen thuộc và được ưa chuộng bởi nhiều gia đình. Củ kiệu là tên gọi của phần đầu của cây kiệu, phình to và có màu trắng, nhìn gần giống với củ hành mà chúng ta vẫn thường ăn hàng ngày. Đây là món ăn ngon, dùng để ăn kèm với bánh chưng, thịt đông nhằm giúp bạn đỡ cảm thấy ngấy, kích thích vị giác và giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn.
Bạn có thể tham khảo cách làm củ kiệu chi tiết tại: 3 Cách làm dưa củ kiệu ngon đậm đà và cực hấp dẫn
8. Xôi gấc
Nhắc đến các món ăn truyền thống của người Việt trong các dịp lễ thì không thể thiếu được món xôi gấc. Đây là một món ngon ngày Tết vô cùng dễ làm, mang lại màu sắc đẹp mắt cho mâm cỗ của gia đình bạn. Thành phần chính để tạo nên món xôi gấc chính là gạo nếp và gấc, cùng với các gia vị phù hợp. Thành quả sau khi nấu xong chính là một đĩa xôi đẹp mắt, có màu đỏ rực, đem lại sự may mắn, tài lộc, đúng với tinh thần của ngày Tết.
Các công đoạn chuẩn bị cho món xôi gấc cũng khá công phu. Từ việc lựa chọn gạo nếp ngon cho đến sơ chế quả gấc để lấy được phần thịt gấc hoàn hảo. Sau đó gạo nếp sẽ được trộn đều cùng thịt gấc và đem đi nấu. Xôi gấc thường được ăn cùng với giò lụa, dưa củ kiệu, tạo nên sự kết hợp tuyệt vời, ngon miệng cho bữa ăn.
Bạn có thể tham khảo cách làm xôi gấc chi tiết tại: Cách nấu xôi gấc dẻo ngon thơm lừng, màu đỏ đẹp mắt tại nhà
9. Thịt bò xào các loại rau
Tuy là một món ăn thường ngày mà chúng ta vẫn thường làm. Thế nhưng trong ngày Tết vẫn nên có để có sự cân bằng, hòa hợp giữa các món ngon ngày Tết miền Bắc khác trong mâm cỗ. Thành phần chính để tạo nên món ăn ngon miệng này chính là thịt bò, ngoài ra còn là sự kết hợp của nhiều loại rau củ khác nhau để xào cùng với thịt. Tùy theo khẩu vị và sở thích mà mỗi gia đình có thể lựa chọn loại rau khác nhau cho món ăn của mình.
Bạn có thể tham khảo cách làm thịt bò xào rau củ chi tiết tại: 6 cách làm thịt bò xào đơn giản mà ngon hương vị hấp dẫn như ngoài hàng
10. Canh măng
Trong số những món ngon ngày Tết miền Bắc mà không nhắc đến canh măng thì quả thật là một sự thiếu sót lớn. Tương tự như canh bóng nấu thả, canh măng là món ăn quan trọng và được nhiều gia đình ưa chuộng nhân dịp Tết đến, xuân về. Thành phần chính trong món ăn này đó chính là măng khô, măng sẽ được ngâm trong nước vo gạo để làm trắng trong nhiều ngày. Sau đó thì mới xé nhỏ để nấu cùng với sườn hoặc móng giò lợn.
Bạn có thể tham khảo cách nấu canh măng chi tiết tại: Cách nấu canh măng khô móng giò mềm ngon hương vị truyền thống
Các món ngon ngày Tết miền Trung hấp dẫn
1. Bánh Tét
Bánh Tét là món ăn truyền thống của người miền Trung, thường xuất hiện rất phổ biến vào dịp Tết. Bạn cũng có thể bắt gặp loại bánh này trong các mâm cỗ của người miền Nam do sự du nhập văn hóa nơi đây. Thực chất bánh Tét là một cách làm khác của bánh Chưng với các nguyên liệu tương đồng nhau. Tuy nhiên bánh Tét lại có dạng hình trụ tròn thay vì có hình vuông giống như bánh Chưng.
Bạn có thể tham khảo cách làm bánh Tét chi tiết tại: Cách gói bánh tét cực ngon cho ngày Tết
2. Nem chua
Nem chua vốn là món ăn đặc sản vô cùng ngon miệng của người dân Thanh Hóa. Dần dần do sự phổ biến của nó mà nó đã trở thành một trong những món ngon ngày Tết không thể thiếu của người miền Trung. Nem chua được tạo nên từ thịt lợn lên men cùng với các loại gia vị. Từ đó tạo nên một món ăn có vị chua, ngọt và cay độc đáo, giảm đi sự khó chịu khi bạn ăn nhiều món chứa dầu mỡ vào dịp Tết. Nem chua có thể ăn kèm cùng với cơm hoặc làm đồ nhắm.
Bạn có thể tham khảo cách làm nem chua chi tiết tại: Cách làm nem chua vừa ngon vừa sạch nhâm nhi ngày Tết
3. Bánh thuẫn
Bánh thuẫn là một món ngon ngày Tết miền Trung vô cùng lạ miệng mà bạn có thể làm để khiến mâm cỗ trở nên tươm tất hơn. Thành phần chính của loại bánh này đó chính là trứng gà và bột mì. Tất cả được hòa quyện với nhau và được đem đi nướng trong những chiếc khuôn tạo hình bông hoa bằng gang đẹp mắt.
4. Mứt gừng
Nếu như ở miền Bắc phổ biến các loại mứt hoa quả, mứt dừa, mứt sen,... thì ở miền Trung lại ưa chuộng món mứt gừng hơn. Đây là một món ngon ngày Tết dễ làm, ngon miệng, có lợi cho hệ tiêu hóa và giúp làm ấm người trong cái lạnh đầu mùa của dịp Tết. Cùng ăn vài miếng mứt gừng với nhâm nhi một tách trà nóng, tất cả thật là hoàn hảo để cùng với các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau trò chuyện.
Bạn có thể tham khảo cách làm mứt gừng chi tiết tại: Cách làm mứt gừng mềm ngon đẹp mắt đơn giản tại nhà
5. Tôm chua
Nếu bạn đã từng đến xứ Huế, chắc chắn bạn sẽ phải thưởng thức món tôm chua nơi đây. Đây không chỉ là món ăn nổi tiếng của Huế mà còn là món ngon ngày Tết mà người dân miền Trung thường có trong mâm cỗ của mình. Vị ngọt của tôm kết hợp với vị thơm của các loại rau và vị chua của các loại quả sẽ tạo nên hương vị hấp dẫn, khiến bạn không thể quên được sau khi thưởng thức.
6. Thịt heo ngâm mắm
Thịt heo ngâm mắm là một món ngon ngày Tết đặc trưng của miền Trung. Thành phần chính của món ăn này đó chính là thịt heo cùng với đó là loại nước mắm đặc biệt chuẩn hương vị của người miền Trung. Khi đã một lần thưởng thức, chắc chắn bạn sẽ muốn ăn thêm nhiều lần hơn nữa. Vị ngon ngọt từ thịt heo cùng với vị mặn, cay của nước mắm sẽ kích thích vị giác, khiến bạn ăn ngon miệng hơn.
Bạn có thể tham khảo cách làm thịt ngâm mắm chi tiết tại: 2 cách làm thịt ngâm nước mắm ngon đậm đà để được lâu
7. Bắp bò kho mật mía
Bắp bò kho mật mía là một món nhắm nổi tiếng dành cho anh em nam giới của miền Trung thưởng thức. Món ngon ngày Tết này sử dụng phần bắp bò làm nguyên liệu chính, được kho kèm với mật mía để tạo nên mùi thơm, màu sắc bắt mắt và hấp dẫn. Vị ngon từ thịt bò, kết hợp cùng với vị ngọt của mật mía và vị cay từ các gia vị. Tất cả sẽ tạo nên một hương vị tuyệt vời cho ngày Tết của bạn.
8. Bánh lăn
Bánh lăn là một món ăn truyền thống của người dân vùng đất Quảng Nam, nay được sử dụng trong các món ngon ngày Tết phổ biến của người miền Trung nói chung. Món ăn này được làm nên từ các nguyên liệu quen thuộc như gừng, chuối, cà chua, bí đao, quất, dừa, lạc,... Tất cả hòa quyện lại tạo nên hương vị thơm ngon, bổ dưỡng. Ngoài ra bánh lăn rất mềm, dễ ăn, phù hợp để thưởng thức vào dịp lễ Tết.
9. Bánh nổ
Bánh nổ là một đặc sản khác của người dân xứ Quảng, được sử dụng làm món ngon ngày Tết của người dân miền Trung hiện nay. Món ăn này được tạo nên khá đơn giản với nguyên liệu là đường, gừng, nếp. Sở dĩ được gọi là bánh nổ, đó là bởi khi chế biến, người ta sẽ nướng làm nổ bung các hạt nếp, sau đó ép thành các miếng bánh. Phần đường được thắng lại thành dạng keo, bao bọc bên ngoài bánh cùng với gừng.
10. Chè đậu xanh
Nếu như miền Bắc hay làm món chè kho truyền thống để thưởng thức vào dịp Tết, thì người miền Trung lại thích món chè đậu xanh hơn. Món ăn này khá đơn giản, dễ chế biến, nguyên liệu chỉ có đậu xanh, đường cát, nước cốt dừa,... Nhiều gia đình có thể thêm vào món chè các nguyên liệu khác như hạt sen, nha đam, bưởi,... để tạo nên thật nhiều hương vị hấp dẫn.
Bạn có thể tham khảo cách nấu chè đậu xanh chi tiết tại: 3 cách nấu chè đậu xanh ngon nhất và dễ thực hiện
Các món ngon ngày Tết miền Nam ngon miệng
1. Thịt kho tàu
Thịt kho tàu là một trong những món ngon ngày Tết miền Nam cực kỳ phổ biến và được ưa chuộng. Món ăn với thành phần chính là thịt heo ba chỉ, trứng cút, nước cốt dừa, đường và các gia vị cần thiết. Các gia đình miền Nam hầu như đều có một nồi thịt kho tàu vào ngày Tết, với mong muốn tài lộc, no đủ, giàu sang.
Bạn có thể tham khảo cách làm thịt kho tàu chi tiết tại: Thịt kho tàu cực ngon với cách nấu đơn giản
2. Lạp xưởng
Lạp xưởng là một trong những món ăn phổ biến của người miền Nam, thường xuất hiện trong các bữa cơm thường ngày và cả trong dịp Tết. Lạp xưởng được tạo nên chủ yếu từ thịt lợn, ngoài ra còn có thể từ cá và một số loại thực phẩm khác. Với màu sắc đỏ tươi của mình, lạp xưởng là món ngon ngày Tết giúp mang lại may mắn, tài lộc cho một năm mới.
3. Bánh Tét
Đây vốn là món ăn truyền thống của người miền Trung, nhưng hiện đã được du nhập và phổ biến ở miền Nam. Bạn hoàn toàn có thể bắt gặp những cây bánh Tét đẹp mắt trong dịp Tết tại các tỉnh thành Nam Bộ. Món ăn này tượng trưng cho sự no đủ, sung túc, được người dân biến tấu thành nhiều dạng bánh ngon miệng khác như bánh Tét lá dứa, bánh Tét gấc,..
4. Canh khổ qua
Với người dân miền Nam, món canh khổ qua nhồi thịt đã trở thành món ăn quen thuộc, không thể thiếu được trong dịp Tết. Nguyên liệu chính để làm nên món ăn này là khổ qua (mướp đắng), thịt lợn, nấm, mộc nhĩ, và các gia vị cần thiết. Món ăn này mang ý nghĩa giúp xua tan những sự vất vả, khổ cực của năm cũ để chào đón năm mới tốt hơn.
Bạn có thể tham khảo cách làm canh khổ qua chi tiết tại: Canh khổ qua ngon ngọt không đắng với cách nấu đơn giản
5. Chả giò rán
Nếu như người miền Bắc có món nem rán thì ở trong miền Nam, món ăn này lại được gọi là chả giò. Tuy nhiên người miền Nam lại thích cách chế biến chả giò độc đáo, với nhiều cách làm khác nhau chứ không theo truyền thống như người miền bắc. Món chả giò rán vẫn sử dụng nước mắm chua ngọt để ăn kèm, giúp giảm đi sự khó chịu của dầu mỡ, khiến tiêu hóa tốt hơn.
6. Củ cải ngâm chua ngọt
Giống như món dưa củ kiệu hoặc món nộm chua của người miền Bắc, món củ cải ngâm chua ngọt là một món ngon ngày Tết giúp chống ngán của người miền Nam khi ăn nhiều thức ăn dầu mỡ khiến dạ dày khó chịu. Cách làm món ăn này vô cùng đơn giản với nguyên liệu chính đó là củ cải, cà rốt được thái nhỏ và ngâm với hỗn hợp giấm đường.
7. Xôi vò
Người miền Bắc có món xôi gấc thì người miền Nam sẽ có món xôi vò. Đây là món ăn truyền thống thường có trong dịp Tết của các tỉnh thành phía Nam. Món xôi vò được tạo nên từ gạo nếp, kết hợp với đậu xanh, nước cốt dừa,... Từ đó mang đến ý nghĩa cho sự đoàn viên, tụ họp gia đình nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Bạn có thể tham khảo cách làm xôi vò chi tiết tại: Cách Nấu Xôi Vò dẻo tơi thơm ngon cực đơn giản
8. Dưa giá
Dưa giá là món dưa muối đặc biệt của người miền Nam. Thành phần chính tạo nên món ăn là giá đỗ, lá hẹ, cà rốt,... tất cả được đem muối chua để tạo thành một món ăn chống ngán trong ngày Tết, khi mà đã có nhiều món ăn khác đi kèm. Dưa giá có thể được muối xổi ăn ngay hoặc muối kỹ giống như các loại dưa muối khác mà chúng ta vẫn thường làm.